Ai trong chúng ta rồi cũng sẽ khác, nhưng đó là do theo thời gian chúng ta trưởng thành đưa đến cái nhìn và tính cách thay đổi, hay là do bản chất sinh học thay đổi khiến chúng ta cũng đổi thay theo?
Có một điều chắc chắn rằng bản chất con người không thể nào thay đổi. Nó giống như phần cứng của một chiếc máy tính cho phép con người cài đặt những chương trình hoạt động để bộ máy được vận hành, điều này được xem như tính cách. Việc phần mềm nào được cài đặt cho bộ máy sẽ phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống phần cứng có đủ chức năng, bộ nhớ hay cho phép phần mềm chạy suôn sẻ hay không. Và tất nhiên điều khác biệt duy nhất đó là một chiếc máy tính có thể thay đổi phần cứng để hỗ trợ các chương trình, nhưng đối với con người thì chẳng có điều gì chúng ta thay đổi cả một hệ thống trung ương cả. Ngay cả đối với tính cách, mỗi người chỉ thay đổi trung bình đâu đó bốn lần trong cả cuộc đời mà thôi. Đó là lý do vì sao những năm đầu tiên của đời người rất quan trọng. Sự ảnh hưởng từ phía gia đình và nhà trường trong những năm đầu đi học của mỗi người sẽ quyết định các nền tảng tâm lý để hình thành những nhóm tính cách. Nhưng chúng ta cần phân định rõ bản chất và tính cách là hai phạm trù khác nhau. Bản chất là thứ quyết định tính cách. Chúng ta có thể thay đổi tính cách đến một chừng mực nào đó khi có những cơ hội mới, áp lực mới, trách nhiệm và tuổi tác. Nhưng đối với bản chất, một khi định hướng cuộc sống của con người được hình thành, bạn sẽ thấy nội tại của một con người sẽ không thay đổi nữa.
VẬY CÓ NHỮNG LẦN THAY ĐỔI TÍNH CÁCH CHÍNH NÀO TRONG CUỘC ĐỜI MỖI NGƯỜI?
Lần 1: Chúng ta đều dễ dàng nhận thấy rằng đó là thời điểm chuyển giao tính cách khi dậy thì
Khi mới sinh ra đời, con người rất yếu ớt, vô dụng, chưa thể bước đi, không thể nói, không thể tự ăn...
Đây là giai đoạn chúng ta vừa hoàn thành giai đoạn sao chép, tính cách chúng ta học là quan sát và bắt chước người khác. Trước tiên chúng ta bắt chước các kỹ năng thể chất như đi lại, nói năng. Rồi chúng ta phát triển thêm các kỹ năng xã hội thông qua việc quan sát và bắt chước những người quanh mình. Cuối cùng, vào giai đoạn cuối của tuổi thơ ấu, chúng ta học cách thích nghi với văn hóa thông qua việc quan sát các nguyên tắc, quy định của cuộc sống, và cố hết sức để xử sự theo cách nhìn chung được coi là chấp nhận được trong xã hội.
Lần 2: Giai đoạn khám phá bản thân
Đối với đa số mọi người thì đây là thời điểm khi chúng ta hoàn thành chương trình cấp III và bước vào trường đại học, cao đẳng hay trường nghề... vì đây là giai đoạn gần như bước ra khỏi vòng tay của gia đình để có một hướng đi. Đây là giai đoạn thử nghiệm và – mắc lỗi. Chúng ta thí nghiệm việc sống ở những nơi chốn khác nhau, giao lưu với bạn mới, hấp thu những điều mới mẻ, và loay hoay với những nút thắt mới của đời người. Chúng ta thử nghiệm mọi thứ có thể. Một số thử nghiệm đem lại kết quả tốt đẹp, số khác thì không. Mục tiêu là để tìm ra lĩnh vực nào chúng ta làm tốt để tìm cách gắn liền với chúng.
Lần 3: Giai đoạn bước vào tuổi trưởng thành
Nó sẽ bắt đầu từ thời điểm bạn tốt nghiệp trường nghề, đại học, cao đẳng, và nó sẽ thay đổi từ từ trung bình trong khoảng 2-3 năm. Đây là thời điểm khi bạn cán qua các giới hạn của bản thân, hoặc hiểu ra các giới hạn (ví dụ bạn không thể chơi bóng đá, bóng chuyền, hay bạn chẳng thể nấu được món ăn nào ra hồn); hoặc phát hiện ra bạn đang chán dần một số hoạt động (ví dụ như tiệc tùng, trò chơi điện tử...). Nhưng đây là thời gian tuyệt vời nhất của mỗi đời người. Quên đi những người phớt lờ bạn hoặc luôn tìm cách bó buộc bạn; quên đi những hoạt động và sở thích vô bổ tốn thời gian; quên đi những giấc mơ xưa cũ rõ ràng sẽ không bao giờ thành hiện thực.
Và bạn sẽ có gấp đôi thời gian cho những gì mình làm tốt nhất và những gì cần thiết nhất với bản thân. Bạn tối đa được các mối quan hệ quan trọng với đời mình. Bạn gắn bó với mục tiêu duy nhất mình mong muốn theo đuổi. Giai đoạn Ba sẽ là giai đoạn bạn đạt được điều mình muốn.
Lần cuối cùng: Giai đoạn dừng chân của tính cách
Biết nói thế nào nhỉ? Đây chắc hẳn là giai đoạn khó tiến tới nhất của cuộc đời mỗi người. Thời điểm mỗi người bước tới giai đoạn này cũng khác nhau, có người khá sớm, có người khá muộn, nó khác biệt giữa nam và nữ, khác biệt giữa người phương Đông và phương Tây.
Nếu chỉ xét theo quan điểm phương Đông, đối với nam giới, giai đoạn chuyển giao tính cách này là thời điểm người đó tạo ra một di sản cho bản thân. Họ đã tạo ra các thành tựu, làm việc chăm chỉ, đạt được những thứ họ muốn. Và lúc này họ thấy là đủ. Họ đã đến tuổi mà năng lượng cũng như mọi điều kiện hiện sinh không còn cho phép theo đuổi các mục tiêu xa hơn nữa.
Tại phương Đông, khác biệt lớn nhất giữa nam và nữ là người phụ nữ đạt đến sự thay đổi tính cách cuối cùng ở thời điểm sau kết hôn hoặc sinh con đầu lòng, khi họ nhận một trách nhiệm và thay đổi lớn của cuộc đời. Đối với nam giới thì thời điểm này không có quá nhiều trăn trở về tính cách, nhưng đối với nữ giới đó là một quá trình thay đổi về tâm sinh lý, hóoc-môn cơ thể nên tính cách dễ bị lập trình theo một hướng khác trong thời điểm này.
Quá trình tự phát triển bản thân thường được mô tả như quá trình phát triển của một bông hoa, tiến triển từ nụ, qua quá trình giác ngộ với rất nhiều niềm vui, thênh thang sang các lĩnh vực rồi mới tiến tới hình thành quả. Thực tế là những điểm mốc thời gian chuyển giao các giai đoạn cuộc đời thường xảy đến khi một cá nhân trải qua một khủng hoảng tâm lý hay một sự kiện đau lòng nào đó. Một cú sốc tâm lý sẽ thay đổi cả một con người.
Trong cuốn sách “THUẬT TOÁN HÀNH VI VÀ CẢM XÚC” được ra mắt ngày 13/04/2022 sẽ chỉ cho bạn biết rõ hơn về nguồn gốc của sự thay đổi tính cách của các bạn. Như việc hình thành bản chất và tính cách của các bạn. Xin mời quý độc giả đón đọc!
-------
Đọc thử và đặt sách tại: https://store.alphabooks.vn/hanhvicamxuc