KHÁM PHÁ 5 BÍ ẨN THÚ VỊ TRONG TÂM LÝ HÀNH VI CON NGƯỜI

Ngày đăng: 13/04/2022 Viết bởi: Công ty Cổ phần sách Alpha

Hành vi của con người là một trong những điều bí ẩn chưa được khai thác hết. Có nhiều điều kỳ lạ, thú vị về cơ thể, bộ não, tâm lý của bản thân chúng ta mà dù qua quá trình phát triển khoa học, chúng ta cũng chỉ có thể giải thích được một phần nào đó mà thôi. Hãy cùng khám phá 5 bí ẩn tâm lý trong mỗi con người, mà khi đọc xong bạn sẽ tìm thấy những điều cực thú vị, hữu ích mà chúng ta ít khi để ý đến.

1. CON NGƯỜI THƯỜNG RA QUYẾT ĐỊNH SAI LẦM TRONG LÚC VUI HOẶC BUỒN
Chuyên mục hỏi đáp nhanh của kênh VTV1 diễn ra tại Hà Nội đã tiếp cận ngẫu nhiên một số em nhỏ từ độ tuổi từ 9 đến trên các đường phố và yêu cầu trả lời câu hỏi: “Quang Trung và Nguyễn Huệ là ai?”. Tuy nhiên rất nhiều học sinh đã trả lời sai, như là: “Đó là hai anh em”, “Bạn thân cùng chiến đấu”, hoặc thậm chí không thể trả lời. Có thể kết luận là các em này không trang bị kiến thức tốt, vì đây là một câu hỏi đơn giản. Nhưng có một vấn đề cần lưu ý là các em bị phỏng vấn bất ngờ, yêu cầu trả lời nhanh, không có thời gian để lục lọi trí nhớ, thêm nữa là ống kính máy quay ngay trước mặt. Tất cả những yếu tố đó có thể khiến làm con người bị đặt vào trạng thái lo lắng. Một chuyên mục khác cũng từng được thí nghiệm trong chương trình The Tonight Show (Mỹ) khi người dẫn hỏi những câu cực đơn giản như: “Tổng thống đầu tiên là ai?” “Mỹ có bao nhiêu bang?” thì hầu như người chơi không trả lời được. 
Thực tế đã chứng minh, bộ não con người còn có một phản ứng gọi là “Liệt”. Sự “lo lắng” được xem là một trong những trạng thái căn bản để sinh tồn của con người. Khi lo lắng, bộ não chúng ta sẽ tự động tập trung tối đa năng lượng để giải quyết vấn đề, tư duy giảm sút rất nhanh. Vì thế, khi lo lắng, chúng ta sẽ không thể hoàn thành tốt công việc, theo định luật Yerkes & Dodson. Do đó, nếu bị đặt trong hoàn cảnh không được chuẩn bị trước, bạn hãy cố tạo chút thời gian để thu thập suy nghĩ và bình tĩnh lại nếu cảm thấy căng thẳng. Đừng hứa khi đang vui, đừng quyết định khi đang buồn, đừng để cảm xúc đánh lừa khả năng suy nghĩ thông suốt của bạn.

2. STRESS KHÔNG CÓ HẠI NHƯ CHÚNG TA NGHĨ
Có thể bạn đã từng đọc rất nhiều bài viết hoặc nghe nhiều người nói rằng stress là một trong những nguyên nhân làm hỏng bộ não con người, giảm tư duy lý trí, giảm thiểu năng lượng trong hành vi, giảm sức khỏe, tăng nguy cơ từ cảm lạnh thông thường đến bệnh tim mạch. Dường như nhiều người đang biến stress thành kẻ thù. Nếu bạn đang có những suy nghĩ như vậy thì hãy chấm dứt ngay từ bây giờ. 
Tại sao ư? 
Theo một nghiên cứu của tiến sĩ tâm lý Kelly McGonigal (Đại học Stanford, Mỹ) theo dõi hơn 30.000 người trưởng thành tại Mỹ trong tám năm, mọi người được hỏi: “Trong năm vừa qua bạn đã chịu đựng bao nhiêu stress?”, “Bạn có tin rằng stress có hại cho sức khỏe của bạn không?” Sau đó các nhà nghiên cứu xem lại hồ sơ tử vong được lưu lại trong tám năm đó. Kết quả thực sự bất ngờ, cho thấy những người trải qua rất nhiều stress có nguy cơ tử vong cao tăng 43%. NHƯNG vấn đề là kết quả này rơi vào nhóm người cho rằng stress có hại cho sức khỏe của họ. Một điều khá kỳ lạ là lâu nay chúng ta đều nghĩ rằng stress có hại cho cơ thể. Thực chất stress cũng chỉ là phản ứng tự nhiên của cơ thể, nếu quan niệm rằng điều đó có hại thì chúng ta đã phản lại các cơ chế tự nhiên của bản thân. Điều này chống lại sự phát triển bình thường của bộ não, như là bạn đang tự làm tổn thương bản thân bằng cách tự đánh vào chính mình. Thay vào đó, hãy biết vận hành cảm xúc của bản thân, tìm một hoạt động giải trí để dịu lại rồi vượt qua. 
Đôi lúc các hoạt động sinh lý tự nhiên của cơ thể sẽ chống lại những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân mà chúng ta không bao giờ lường trước được. Hiểu được quy trình vận hành của nó để tối ưu những hoạt động chủ quan của bản thân sẽ giúp bạn có một cuộc sống vui vẻ hơn.

3. CHÚNG TA KHÔNG NHẬN THỨC ĐƯỢC NHỮNG GÌ CHÚNG TA ĐANG LÀM
Đã bao giờ bạn đang đi trên đường, bỗng nhiên tâm trạng rơi vào trạng thái suy nghĩ vu vơ không lối thoát, rồi không hiểu bằng cách nào đó, bạn cứ vô thức đi lòng vòng một vài con đường quen thuộc. Nếu bạn không phải là kiểu người hay rơi vào tình trạng lửng lơ thì hãy thử đánh giá bản thân có bao giờ mắc phải một số tình huống sau: 

  • Nếu có người yêu cầu bạn lấy một tờ giấy ra và viết dòng chữ bất kỳ kiểu như “abcd”, trình tự thực hiện hành động của bạn dĩ nhiên sẽ là “lấy giấy” và “viết”. Nhưng nếu đây là hoạt động tự nhiên, không có chủ ý, bạn có bao giờ bận tâm để ý rằng mình đang dùng tay phải (hoặc tay trái nếu như thuận tay trái) để viết không? Có lẽ là không mấy ai để ý. 
  • Hay một tình huống, bạn có thể kiểm tra thử ngay bây giờ. Dù sử dụng và xem màn hình điện thoại hằng ngày, nhưng bạn có nhớ icon phía trên bên phải màn hình là cái nào không? 
  • Khi tham gia một khóa học, bạn có nhận thấy rằng mỗi lần vào lớp mình sẽ ngồi đúng vị trí của ngày hôm trước mặc dù không có yêu cầu phải ngồi theo sơ đồ như thời phổ thông. 
  • Hay ví dụ về một thói quen đơn giản mà tôi đã trình bày ở phần phi ngôn từ về đôi tay. Bạn có để ý tại sao khi lo lắng mình thường khoanh tay hoặc đút tay vào túi quần không?... 

Thực chất não người hoạt động theo một quy trình được lập trình từ những thói quen, hành động, cử chỉ chúng ta làm hằng ngày. Nếu hành động đó lặp lại nhiều lần, dần dần trở thành một thói quen, sở thích thì các giác quan và cơ thể sẽ tự vận hành một cách vô thức, tự nhiên và không có chủ ý. Do đó, đối với những việc chúng ta làm hằng ngày sẽ hoạt động như một “công tắc” bật sẵn.

4. CỐ GẮNG HỌC THUỘC LÒNG LÀ CÁCH QUÊN NHANH NHẤT
Bạn nên biết rằng thực chất não bộ của chúng ta chỉ đang thực sự sử dụng 10% năng suất, và nó phải san sẻ cho tất cả các hoạt động trong ngày, bao gồm cả đi lại, ăn ở, học hành, công việc, người yêu và gia đình... Thông thường, nếu chúng ta học thuộc lòng một bài văn, một cuốn sách và cứ liên tục nạp thông tin trong tình trạng ấy, não sẽ bị quá tải. Do đó, tạo hóa đã cho chúng ta một cơ chế tự vệ, đó là... xóa bớt những thông tin được đánh giá là vô dụng. 
Nhưng thế nào là vô dụng? Trên thực tế, mọi thông tin khi chúng ta mới tiếp xúc đều sẽ được lưu vào khu vực trí nhớ ngắn hạn. Nếu những thông tin này không được nhắc lại, không sử dụng thường xuyên, chúng sẽ bị coi là “tệp dữ liệu” vô dụng và bị xóa đi rất nhanh. Thời gian thông tin từ lúc được ghi nhớ cho đến khi quên đã được Ebbinghaus chứng minh qua biểu đồ mang tên “Đường lãng quên”. Theo đó thì chỉ sau một giờ, chúng ta quên đến hơn 1/2 thông tin thu nạp; sau một tuần, những gì chúng ta đã học chỉ còn khoảng 20%.

5. NÃO NGƯỜI KHÔNG VẬN HÀNH CÁC TỪ “KHÔNG” - “CẤM” - “ĐỪNG
Tôi sẽ dẫn chứng một vài ví dụ nhỏ mà chúng ta hay gặp trong cuộc sống. Bạn có thể dự đoán được tình huống xảy ra khi bắt gặp một biển báo kiểu như “Cấm đổ rác”, “Cấm đỗ xe” tại các nơi công cộng, hoặc “Cấm trẻ em dưới 18 tuổi” rồi đấy. Thực tế là nhiều nơi treo biển “Cấm đổ rác”, nhưng ngay dưới chân nó lại là một bãi rác to tướng, không hiểu tại sao người ta cứ tiếp tục làm như vậy. Tương tự, cũng như thế với các cảnh báo về việc “Cấm đỗ xe” tại nơi công cộng. Vậy, liệu rằng những từ này có bao giờ phát huy được tác dụng đúng như mục đích của nó, hay lại là một yếu tố thúc đẩy hành vi chống đối của xã hội? Điều này tạo ra một nghịch lý khá buồn cười trong cuộc sống của húng ta rằng: cái gì càng cấm, người ta càng làm. 
Một nghiên cứu của tạp chí Tâm lý học ứng dụng – xuất bản bởi Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ chỉ ra rằng: con người có xu hướng chỉ quan tâm đến những mệnh đề nằm sau các từ “Không”, “Cấm”, “Đừng” và lờ đi những yêu cầu đứng trước. Thay vì phát huy khả năng ngăn chặn một vấn đề, nó lại thúc đẩy mạnh hơn các hành vi được chỉ định phía sau, do điều này đánh mạnh vào cảm xúc của con người.

Trong cuốn sách “THUẬT TOÁN HÀNH VI VÀ CẢM XÚC” được ra mắt ngày 13/04/2022 sẽ chỉ cho bạn nhiều hơn về những hành vi kỳ lạ xảy ra xung quanh chúng ta mà chúng ta thực sự để ý tới. Hãy đón đọc nhé!

--------

Đọc thử và đặt mua tại: https://store.alphabooks.vn/hanhvicamxuc 

 

Thảo luận về chủ đề này

Tin nổi bật

Tin tức liên quan