Ngoại trừ tổng thống Trump, có lẽ không có cá nhân nào trong thập kỷ chính trị vừa qua thu hút nhiều sự chú ý như anh em nhà tỷ phú Koch - Charles và David, những người đã tận dụng quyền kiểm soát của gia đình họ từ công ty Koch Industries với trụ sở tại Kansas – để tạo ra một cỗ máy ảnh hưởng chính trị tại Mỹ.
Theo tài liệu của Jane Mayer đến từ tạp chí The New Yorker và những người khác, Koch đã chi hàng trăm triệu đô-la tài trợ và ủng hộ chương trình nghiên cứu đa dạng. Charles đã thiết lập một mạng lưới ảnh hưởng chính trị được xem là lớn mạnh với tiềm lực tài chính dồi dào, cùng một đội quân đông đảo mang tên Americans for Prosperity (Người Mỹ vì sự thịnh vượng - AFP) gồm các cá nhân, nhóm hoạt động bảo thủ và hàng trăm, có lẽ là hàng nghìn nhà lập pháp tiểu bang và toàn liên bang – tất cả nhằm phục vụ việc chống lại các quy định về hệ thống tài chính xiềng xích và sự can thiệp sâu rộng của Chính phủ trong khuôn khổ nền Kinh tế Mới.
Tuy nhiên, sự chú ý đổ dồn vào Koch là do tầm ảnh hưởng của công ty và khả năng đáng kinh ngạc của Charles Koch trong kinh doanh. Trong khi David Koch nổi lên như một nhà từ thiện và là người ham hiểu biết, thì chính Charles – điềm đạm, khiêm tốn và có óc phân tích – trong hơn 50 năm qua đã biến một công ty dầu mỏ không tiếng tăm ở Wichita thành một công ty khổng lồ trị giá 110 tỷ đô-la. Ở một phương diện nào đó, ông có thể được tôn vinh như những Steve Jobs, Bill Gates hay Warren Buffett. Câu chuyện về cách ông thực hiện điều ấy đã được thuật lại trong tác phẩm “Kochland” của tác giả Christopher Leonard - một cuốn sách xứng đáng nằm trong top sách hay nhất viết về một tập đoàn của Mỹ.
Leonard cũng là một cây viết sáng giá của tờ The Washington Post và Bloomberg Businessweek, ông đã dành gần một thập kỷ để nghiên cứu cho “Kochland”. Đây là một cuốn sách đồ sộ về cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Leonard không viết về Koch để phán xét mà ông giải thích, phân tích về nó – về hoạt động vận hành và thu mua, về thành công và thất bại, về chiến lược kinh doanh, triết lý kinh doanh và những bí ẩn trong mối thù hằn của gia đình.
Tác giả đã gây kinh ngạc bởi ông hoàn thiện được tác phẩm đồ sộ này khi quyền tiếp cận với các giám đốc điều hành của Koch một cách cực kỳ hạn chế, bao gồm cả một cuộc phỏng vấn duy nhất với Charles. Để viết về tiểu sử của một công ty tư nhân bí mật như Koch, nơi mà thông tin không phải thứ được công khai, là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn. Mọi doanh nghiệp đều nắm giữ bí mật của mình, nhưng ít nhất một công ty đại chúng bất kỳ đều có các báo cáo tài chính mà người ta có thể xem xét; song viết về lịch sử của một công ty tư nhân mà không có đầy đủ thông tin cũng giống như việc mở rộng quy mô El Capitan mà không có tài sản cố định.
Nhưng ở một mức độ hiếm thấy, Leonard đã thực sự biến việc thiếu khả năng tiếp cận thông tin này thành một sức mạnh của con chữ. Ông đã thực hiện điều đó bằng cách chia nhỏ một loạt các bộ phận cụ thể, kể câu chuyện của hàng chục người đàn ông và phụ nữ đã từng là nhân viên hoặc làm việc trong và ngoài công ty, từ một người quản lý cấp trung đang vật lộn để sắp xếp lịch trình ở Louisiana đến những người lái xe hay những người đã từng làm việc đến kiệt sức bên trong một kho giấy rộng lớn của Koch ở Portland, Ore.
Mỗi câu chuyện minh họa một góc khác nhau của Đế chế Koch khổng lồ. Leonard viết: “Lợi nhuận từ các hoạt động của Koch thật đáng kinh ngạc… Tổng tài sản của hai người đàn ông này trị giá 120 tỷ đô-la. Tài sản của họ còn lớn hơn cả CEO Amazon Jeff Bezos hay nhà sáng lập Microsoft Bill Gates. Tuy nhiên, David và Charles Koch không hề phát minh ra một sản phẩm mới hay cách mạng hóa bất kỳ ngành công nghiệp nào. Anh em nhà Koch có được sự giàu có của mình thông qua một chiến lược lâu dài, kiên nhẫn trong việc nắm bắt cơ hội từ những góc phức tạp, thường không rõ ràng và tăm tối nhất của hệ thống kinh tế.”
Câu chuyện bắt đầu vào năm 1967, khi người bảo thủ kiên cường sáng lập Koch Industries, Charles và cha của David - Fred Koch, đã chết trong một chuyến đi săn vịt ở Utah. Là con trai thứ hai trong số bốn người con trai của Fred, tốt nghiệp MIT năm 1957, Charles 32 tuổi đã được đào tạo từ nhỏ để thừa kế và điều hành công ty. Người con trai lớn nhất, cũng tên là Fred, không quan tâm đến kinh doanh và cống hiến đam mê cả đời cho nghệ thuật. Người thứ tư, anh trai sinh đôi hay cãi vã của David là Bill, sẽ gia nhập công ty một thập kỷ sau đó và gây ra nhiều cuộc nổi loạn cùng với những mối thù với Charles trong vòng 15 năm tiếp theo. David sẽ trở thành đồng minh đáng tin cậy trong Hội đồng quản trị của Charles.
“Kochland” chủ yếu là câu chuyện của Charles với tham vọng rất lớn của ông. Năm 1967, công ty là một tập hợp các doanh nghiệp năng lượng tầm trung, hoạt động trong ngành dầu mỏ, kỹ thuật,... Hai năm sau, khi hợp lý hóa nó thành một thực thể duy nhất, Charles tiết lộ nước đi tài tình của mình bằng việc mua quyền kiểm soát nhà máy lọc dầu Pine Bend của Minnesota. Do sơ hở thời Eisenhower, Pine Bend là một trong bốn nhà máy lọc dầu duy nhất của Hoa Kỳ có thể nhập khẩu lượng dầu nước ngoài không giới hạn – trong trường hợp này là dầu của Canada. Nhưng trong khi Charles sở hữu nhà máy lọc dầu, ông ta lại không kiểm soát nó bởi ảnh hưởng của một vài mối thù địch sâu sắc. Mở đầu cho chuỗi những phần phức tạp của cuốn sách, Leonard ghi lại cách Charles và cánh tay đắc lực của ông - Bernard Paulson, đã trải qua cuộc đình công không thể tránh khỏi và phá vỡ liên minh.
Sự tăng trưởng phi thường của công ty sau đó dựa trên ba trụ cột. Đầu tiên là văn hóa: Charles là một nhà tư tưởng, một tín đồ của các nhà kinh tế thị trường tự do người Áo Friedrich Hayek và Ludwig von Mises. Theo thời gian, ông đã hệ thống hóa triết lý của mình thành một thứ mà ông gọi là “Quản lý dựa trên thị trường” (MBM) và được phổ biến thấm nhuần trong văn hoá công ty với mọi nhân viên. Một số người có thể cảm nhận được sự thống nhất về tư tưởng bên trong công ty, thậm chí có phần nào đó mang hơi hướng sùng bái.
Trụ cột thứ hai là trí tuệ thị trường. Theo thời gian Charles sẽ xây dựng một mạng lưới các sàn giao dịch ở Houston, Moscow, Geneva, Wichita và những nơi khác kinh doanh mọi mặt hàng có thể. Mặc dù họ có lãi, nhưng giá trị thực của họ nằm ở việc thu thập thông tin tình báo về thị trường các lĩnh vực khác nhau mà Koch tham gia hoặc muốn tham gia. Leonard đưa ra một trường hợp thuyết phục rằng điểm mạnh của Charles và đội ngũ quản lý của ông là khả năng phân tích và hành động dựa trên đầu óc cực thông minh trước khi các đối thủ của họ có thể làm được.
Trụ cột thứ ba và quan trọng nhất làm nền tảng cho sự tăng trưởng của Koch chính là sự riêng tư, tức là luôn giữ bí mật về nội bộ công ty và không có sự dính líu của hàng loạt cổ đông hay nhu cầu tăng lợi nhuận hàng quý của họ. Điều này đã giải phóng công ty theo hàng chục cách khác nhau. Charles không chỉ ngừng đánh giá các nhà quản lý theo lợi nhuận họ kiếm được, ông còn ngừng hầu hết các yêu cầu về ngân sách. Bằng việc hạn chế trả cổ tức, ông đã tái đầu tư 90% lợi nhuận của Koch vào doanh nghiệp, tiếp tục thúc đẩy khả năng thực hiện các thương vụ mua lại. Điều này đã đưa Koch tiến xa từ việc chỉ kinh doanh dầu mỏ trở thành doanh nghiệp đa ngành nghề trong đời sống, từ phân bón, gỗ xẻ đến thức ăn chăn nuôi, thậm chí cả thiệp chúc mừng.
Hành trình của Koch cũng có nhiều cú vấp ngã – thương vụ mua lại Purina Mills vào những năm 1990 là một thảm họa – nhưng Charles đã rút ra bài học sau mỗi lần thất bại. Công ty lần đầu tiên thu hút được sự chú ý của công chúng vào cuối những năm 1980 khi các nhân viên của họ bị phát hiện lấy quá nhiều dầu mỏ với thỏa thuận với khách hàng một cách có hệ thống, điều này suýt dẫn đến cáo trạng hình sự nghiêm trọng. Trong những năm tiếp theo, công ty tiếp tục bị phạt nặng và vấp phải nhiều cáo buộc liên quan đến ô nhiễm tại một số cơ sở. Charles đã phản ứng bằng cách bắt đầu một chương trình có tên “10.000% tuân thủ”, nghĩa là tất cả các hoạt động của Koch sẽ tuân thủ 100% mọi luật lệ và quy định trong 100% thời gian. Kể từ đó, công ty hiếm khi vi phạm pháp luật.
Nếu Charles không thể trốn tránh các quy định và luật lệ mới, ông sẽ cố gắng thay đổi những quy định và luật lệ mà mình không thích, cũng là một phần lý do đằng sau nỗ lực của ông trong lĩnh vực chính trị. Leonard đã theo dõi một cách khéo léo cách bộ máy vận động hành lang của công ty ở Washington phát triển về quy mô và hiệu quả trong cuộc chiến dưới thời Tổng thống Obama về cái gọi là giới hạn thương mại đối với khí thải, một chiến thắng thúc đẩy tầm ảnh hưởng Charles đến các quy định của Quốc hội trên khắp đất nước Hoa Kỳ.
Câu chuyện này và những câu chuyện hấp dẫn khác trong cuốn sách đều được thuật lại qua giọng văn mạch lạc của Leonard trong cuốn Đế chế Koch. Với “Kochland”, người đọc thực sự không chỉ tìm hiểu về sự lớn mạnh của Koch Industries, mà còn hiểu về sức mạnh, tầm ảnh hưởng của các công ty, tập đoàn lớn ở Mỹ.
----------
Đọc thử và đặt mua sách tại: https://alphabooks.vn/kochland