Trước khi Donald Trump xuất hiện, không có nhân vật phản diện nào nhận được nhiều sự quan tâm ở Mỹ như Charles Koch. Hơn nửa thế kỷ, vị tỷ phú nổi tiếng nhưng cũng đầy bí mật đến từ Wichita đã biến Koch Industries từ một công ty hạng trung thành một tập đoàn có ảnh hưởng to lớn đối với nền kinh tế Mỹ và toàn bộ đời sống của công dân nước này. Nhưng đó không phải là lý do tại sao ông chống lại phe cánh tả. Hầu hết người Mỹ chưa bao giờ nghe nói về Koch. Những người còn lại biết đến ông cũng chỉ như một thế lực không thể nhìn thấy và hoàn toàn không thể vượt qua trong lĩnh vực chính trị, quyền lực.
Trong “Kochland”, Christopher Leonard đã phá vỡ bí mật đó một cách ấn tượng và khiến những người trong cuộc cũng như những người bị ruồng bỏ “mở miệng”. Do đó, “Kochland” là tài liệu chính xác nhất cho thấy cách một trong những gia đình giàu có và quyền lực nhất nước Mỹ tích lũy tài sản của mình.
Phần lớn nội dung cuốn sách không được Leonard đề cập về ảnh hưởng của Kochs đối với chính trị. Thay vào đó, ông đã nỗ lực vạch trần các giao dịch kinh doanh của họ và chiến lược xây dựng một đế chế công ty với cấu trúc nhằm tránh sự giám sát của luật pháp, công chúng. Đó là cách mà Kochs đã gây ra những ảnh hưởng sâu rộng cho nền kinh tế Mỹ: phá hủy sức mạnh của các công đoàn và định nghĩa lại khái niệm tuân thủ quy định. Là một biên niên sử về chủ nghĩa tư bản Mỹ trong thế kỷ XXI, câu chuyện về Kochland đã tạo nên một cuốn sách hấp dẫn và có phần đáng sợ.
Đằng sau tấm kính đen mờ của trụ sở tập đoàn ở Wichita, Charles Koch đã biến Koch Industries thành một vườn ươm cho những ý tưởng về vai trò của chính phủ trong nền kinh tế – và cho triết lý quản lý của cá nhân ông, được gọi là Quản lý dựa trên thị trường (MBM). Koch bị cuốn hút bởi những lý thuyết của chính mình về tinh thần kinh doanh đến nỗi ông đã đăng ký nhãn hiệu MBM.
Các nhân viên mới của Koch Industries đều phải dành ra vài ngày để thấm nhuần triết lý MBM như một phần trong quá trình đào tạo của họ. “Các nguyên tắc hướng dẫn” của MBM được dán vào các ngăn tủ và in trên cốc uống nước bằng giấy trong phòng giải lao. Một giám sát viên tại một nhà máy giấy thuộc sở hữu của Koch đã mô tả người huấn luyện MBM theo cách này: “Nó giống như đang xem một bộ phim chiến tranh của Đức. Anh ấy rất thẳng thắn. Anh ấy nói với chúng tôi: bạn sẽ có bài tập về nhà. Bạn phải hoàn thành nó trước sáng hôm sau.” MBM có vẻ mẫu mực bởi nó quy định một văn hóa làm việc dựa trên các nguyên tắc cốt lõi bao gồm tính chính trực, kiến thức, tinh thần kinh doanh có nguyên tắc, tôn trọng và khiêm tốn.
Nhưng trong cuốn sách của mình, Leonard đã làm rõ rằng MBM bị sử dụng để biện minh cho các hoạt động kinh doanh chặt chẽ đến cực đoan, bóp chết quyền lợi công đoàn, chống lại các biện pháp bảo vệ môi trường và bóc lột người lao động, cũng như hợp pháp hóa hành vi trộm cắp. “Khi Quản lý dựa trên thị trường được triển khai thông qua công ty, nó sẽ tự hủy hoại chính nó,” - Leonard viết. “Sẽ có những tai nạn và những thất bại kinh doanh ngoạn mục. Sẽ có sự sỉ nhục trước công chúng và tệ nhất là hàng loạt cáo buộc hình sự chống lại công ty.”
Leonard mô tả một kiểu người mà ông gọi là “Koch man”. Đó là một người miền Trung từ một trường đại học công lập, dáng người “gầy gò và lực lưỡng, với khuôn hàm vuông vắn và cách ăn nói hoàn toàn nghiêm túc, chân thành và có sự tự tin không thể lay chuyển,” Leonard viết.
“Các nhân viên học từ vựng của MBM nói với nhau loại ngôn ngữ mà chỉ họ mới thực sự hiểu. Một người sẽ nói về 'mô hình tinh thần', 'khám phá thử nghiệm'… và người kia ngay lập tức hiểu ý nghĩa sâu xa của chúng,” tác giả Leonard giải thích. “Nhân viên không có trách nhiệm, họ có ‘quyền quyết định’”. Leonard cũng không đề cập trực tiếp đến bất kỳ người da màu nào tại trụ sở chính hoặc các doanh nghiệp Koch khác. Và trong số 75 nhân vật chính của cuốn sách, chỉ có một vài người là phụ nữ.
Charles Koch quyết tâm mang MBM từ Wichita sang Washington. Cùng với anh trai David, ông đã thu hút các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa, các tổ chức tư vấn, các nhóm hành động chính trị như nhóm Vì sự thịnh vượng của người Mỹ (Americans for Prosperity), và cố gắng bẻ cong hoặc chặn các quy định của chính phủ mà ông coi là cản trở đối với doanh nghiệp của mình cùng với nền kinh tế nói chung. “Tầm nhìn chính trị của Charles Koch đại diện cho một cực trong cuộc tranh luận đang diễn ra về vai trò của chính phủ trong thị trường,” Leonard viết, “một quan điểm rằng chính phủ về cơ bản nên bảo vệ tài sản tư nhân và làm ít việc khác.”
Koch chắc chắn là người xuất sắc trong việc xây dựng bản sắc riêng cho công ty của mình và kiếm thật nhiều tiền. Năm 1968, một năm sau khi cha ông, Fred, gục ngã và chết trong một chuyến đi săn, đường ống dẫn dầu và thiết bị cũng như công việc kinh doanh trang trại đạt doanh thu hàng năm khoảng 250 triệu đô-la, Koch nói trong một cuộc họp báo ở New York. Tính theo thị giá ngày nay, đó là khoảng 1,7 tỷ đô-la. Theo Forbes, Charles và David đã tích lũy được khối tài sản cá nhân ước tính hơn 40 tỷ đô-la mỗi người.
Charles và David đã chia đều cổ phần của họ tại Koch Industries sau khi mua đứt phần của hai anh em khác trong một cuộc chia tay. David chuyển đến New York, nơi ông nổi tiếng với tư cách là một nhà từ thiện và là người bảo trợ cho Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ và Nhà hát Bang New York, hiện nay được đặt tên là Nhà hát David H. Koch tại Trung tâm Lincoln, quê hương của Đoàn Ballet Thành phố New York. Charles vẫn ở Wichita, hầu hết ông đều tự lái xe đi làm lúc 7:30 mỗi buổi sáng và leo cầu thang sau lên văn phòng ở tầng ba của mình. Vào những năm 2000, trong bối cảnh Kochs ngày càng nổi tiếng với tư cách là những nhà tài trợ cho các mục tiêu bảo thủ và phủ nhận về biến đổi khí hậu, Koch đã có được một chi tiết bảo mật, công ty đã lắp đặt một lớp đất nung và các trạm kiểm soát xung quanh khối văn phòng bằng kính đen.
Mặc dù chế biến dầu thô đã mang lại một lượng lớn lợi nhuận, nhưng Koch không giam mình trong thị trường dầu mỏ. Những người đứng đầu Koch Industries đã xác định được phạm vi mà công ty có thể phát huy hết khả năng cốt lõi của mình - chính là len lỏi vào từng ngóc ngách trong đời sống xã hội Mỹ. Để làm được điều đó, Koch đã tham gia vào lĩnh vực vận tải, nông sản, phân bón và dữ liệu. Theo Leonard, các công ty của ông đã sớm áp dụng phân tích dữ liệu, bao gồm cả dự báo thời tiết chuyên biệt. Họ cũng chuyển sang kinh doanh hàng hóa.
Không giống như các giám đốc điều hành tại các công ty đại chúng, Koch và các lãnh đạo cấp cao khác không có nghĩa vụ báo cáo với cổ đông hoặc tạo ra cổ tức lớn. Họ có cái nhìn rất sâu rộng về các khoản đầu tư, với việc tìm kiếm những công ty mà những người khác đã bỏ vốn, tìm kiếm các khoảng trống trên thị trường. Cách tiếp cận mục tiêu và sử dụng nguồn lực của họ đã xây dựng Koch Industries thành một doanh nghiệp toàn cầu có 120.000 nhân viên cùng với đầu tư đa nền tảng: các nhà máy lọc dầu, đường ống dẫn, thủy tinh công nghiệp, vải thun và cốc giấy,...
Đôi khi, việc tìm kiếm những lỗ hổng trên thị trường diễn ra theo đúng nghĩa đen: “Kochland” mở đầu với cảnh một điều tra viên FBI đang khai thác một thùng dầu tại vùng đất của người da đỏ ở Oklahoma. Một số cuộc điều tra kết luận rằng các kỹ thuật viên của Koch thường xuyên thay đổi người khi ghi lại lượng dầu họ đang sử dụng, Leonard viết. Trong một phiên tòa dân sự, bồi thẩm đoàn đã kết luận Koch Industries phạm tội làm giả khoảng 25.000 tài liệu để che đậy hành vi trộm cắp dầu trên vùng đất của người da đỏ vào đầu những năm 1980. “Các câu chuyện trộm cắp được kể lại bởi chính các nhân viên của Koch từ Kansas, Texas, Oklahoma, North Dakota và New Mexico,” Leonard viết.
Theo các nguyên tắc của MBM, các giám sát viên phụ trách "trung tâm lợi nhuận" tại nhà máy lọc dầu Pine Bend ở Minnesota không được khuyến khích sử dụng các dịch vụ hỗ trợ – chẳng hạn như các kỹ sư môi trường tại chỗ, những người đã tư vấn về việc xử lý an toàn các chất ô nhiễm và chất thải nguy hại – vì những dịch vụ đó bị tính thêm vào chi phí. Vào năm 1999, Koch Industries thừa nhận rằng họ đã đổ nước thải có pha amoniac một cách bất hợp pháp xuống sông Mississippi và các vùng đầm lầy gần đó, sau đó là nộp phạt 8 triệu đô-la. Trong một vụ việc khác, Cơ quan Bảo vệ Môi trường đã kiện thành công Koch vì sơ suất dẫn đến hơn 300 vụ tràn dầu tại các đường ống dẫn dầu và các cơ sở khác trên khắp sáu bang từ năm 1988 đến năm 1996. Công ty cuối cùng đã bị phạt 30 triệu đô-la vì rò rỉ đường ống, cũng là khoản phạt lớn nhất trong lịch sử Mỹ.
Một số sơ suất khác còn gây ra những thảm kịch. Vào mùa hè năm 1996, một đường ống dẫn dầu của Koch bị bỏ quên đã làm rò rỉ hơi butan, dẫn đến một vụ nổ khiến hai thiếu niên tử vong. Gia đình của hai thiếu niên này đã giành được một bản án kỷ lục 296 triệu đô-la chống lại Kochs và sau đó được giải quyết bằng một số tiền không được tiết lộ. “Những khoản tiền phạt và phí này, kết hợp với những khoản phí cho vụ đổ amoniac tại Pine Bend, đã đánh dấu Koch Industries là một trong những công ty lớn nhất, rõ ràng nhất vi phạm luật môi trường ở Hoa Kỳ trong những năm 1990,” Leonard viết.
Tuy vậy, sự liều lĩnh của Charles Koch đôi khi không thành công về mặt tài chính. Việc ông mua lại Purina Mills, một công ty ở St. Louis chuyên sản xuất thức ăn gia súc và thức ăn cho vật nuôi, là một thảm họa suýt làm sụp đổ công ty. Koch đã trả 670 triệu đô-la cho một công ty trị giá khoảng 109 triệu đô-la, tài trợ cho thỏa thuận gần như hoàn toàn thông qua nợ, bởi vì ông tin rằng mình có thể kiếm tiền từ việc kinh doanh hàng hóa.
Và không ít lần MBM đã gây ra những vụ chết người. Năm 2014, sáu công nhân đã thiệt mạng trong các sự cố riêng biệt tại các nhà máy giấy Georgia - Thái Bình Dương thuộc sở hữu của Koch. Sự gia tăng đột biến trong các vụ tai nạn lao động kéo theo sự cắt giảm việc làm nghiêm trọng: Công ty đã giảm một nửa số lượng công nhân thuộc khối công đoàn trong thời gian 10 năm. Các nhà quản lý liên bang đã phán quyết rằng Koch Industries đã vi phạm hàng chục quy định về an toàn lao động của liên bang. Nhưng tiền phạt cho việc làm như vậy là tương đối nhỏ. Vào năm 2017, một bài thuyết trình nội bộ của Koch thừa nhận rằng công ty có hồ sơ an toàn kém hơn các đối thủ cạnh tranh. Phản ứng của công ty là gì? “Người lao động phải thay đổi tư duy của họ từ “Phải làm đến Muốn làm để giữ an toàn," Leonard viết.
Nhưng trở ngại lớn nhất đối với hy vọng áp đặt MBM của Charles Koch đối với phần còn lại của nước Mỹ có thể là Tổng thống Trump. Bất chấp các khoản đầu tư của Kochs, Trump đã đưa Đảng Cộng hòa rời khỏi các tư tưởng tự do bảo thủ. Chính quyền đã theo đuổi việc bãi bỏ quy định và cắt giảm thuế mà Koch ủng hộ và đã thiết lập các thẩm phán ủng hộ doanh nghiệp. Tuy nhiên, thuế quan của Trump và việc cắt giảm thuế chống thâm hụt của ông đã mâu thuẫn với niềm tin của Koch về thương mại tự do. (Mâu thuẫn không đến từ một phía và Trump loại bỏ Kochs vì cho rằng họ là "người theo chủ nghĩa toàn cầu".)
“Kochland” là cuốn sách lớn thứ ba khám phá ảnh hưởng của Kochs, sau “Sons of Wichita” của Daniel Schulman và “Dark Money” của Jane Mayer, nhưng đây là lần đầu tiên có một cuốn sách điều tra đầy đủ các công ty với nguồn gốc quyền lực của nó. Là một phóng viên điều tra, Leonard không thể hiện lập trường của mình đối với sức ảnh hưởng của Kochs trong đời sống công chúng Mỹ. Nhưng với hàng núi bằng chứng mà ông cung cấp và tường thuật chi tiết, người đọc hẳn sẽ rút ra được kết luận của riêng mình.
-------
Bạn đọc có thể tìm đọc thử và đặt mua cuốn sách “Kochland" - Lịch sử bí ẩn của Koch Industries và sự thao túng đối với kinh tế - chính trị Mỹ” tại đây: https://alphabooks.vn/kochland