Trí tuệ xúc cảm là gì? Tại sao trí tuệ xúc cảm lại là kỹ năng cần phải biết trong bối cảnh thời đại hiện tại?

Ngày đăng: 04/03/2021 Viết bởi: Vũ Yến

“Nếu cần một kỹ năng duy nhất để thành công và hạnh phúc hơn, thì đó chắc chắn là trí tuệ xúc cảm hay trí thông minh cảm xúc (EQ)”.

Trong nhiều năm nay, chúng ta thường hay nói về trí thông minh (IQ) và dồn không ít nguồn lực vào nó. Trường học cũng thường dạy những đứa trẻ với kỳ vọng chúng thông minh hơn, giải được những bài toán khó và hiểu biết về thế giới tự nhiên xung quanh. Tuy nhiên chúng ta lại ít đề cập đến vai trò của việc thấu hiểu bản thân và người khác trong cuộc sống lẫn công việc.

Chỉ số EQ IQ là gì, bao nhiêu là cao, IQ EQ 120 là cao hay thấp

Ứng dụng của Trí Tuệ Xúc Cảm trong công việc

 

Vậy, trí tuệ xúc cảm là gì ?

EQ là tên gọi viết tắt của thuật ngữ Emotional Quotient hay còn có nghĩa là trí tuệ cảm xúc, đôi khi còn được biết đến với cái tên Emotional Intelligence (EI). (Theo Goleman được giới thiệu lần đầu trong cuốn sách nổi tiếng Trí tuệ xúc cảm, 1995; Mayer và Salovey, 1990). Theo như một số chuyên gia cho biết thì EI có thể được xem là một cấp độ cao hơn của EQ.

Trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence – EI) hay chỉ số cảm xúc (Emotional Quotient – EQ) là khả năng kiểm soát cảm xúc của mỗi cá nhân trước con người và sự vật xung quanh, bao gồm một tập hợp các kỹ năng như tự chủ, nhiệt huyết, nhẫn nại, thúc đẩy bản thân,....Nhiều người thường nhầm tưởng rằng trí tuệ cảm xúc thể hiện ở cách sống lạc quan và tự tin nhưng thực chất điều này đòi hỏi nhiều yếu tố cấu thành, đặc biệt là tính tự chủ cá nhân.

 

I. Một số tác động tiêu cực của xúc cảm lên công việc:

1. Xúc cảm lấn át sự tập trung

Thứ bị vùi lấp chính ở đây năng lực tinh thần, hay các nhà khoa học nhận thức còn “trí nhớ ngắn hạn” - khả năng ghi nhớ tất cả thông tin liên đến nhiệm vụ đang thực hiện. Trí nhớ ngắn hạn đơn giản có thể chỉ là một số điện thoại, phức tạp hơn thì là cốt truyện rắc rối mà một tiểu thuyết gia đang cố gắng lồng ghép. Trí nhớ ngắn hạn có chức năng điều hành đời sống tinh thần hỗ trợ thực hiện tất cả các thao tác trí tuệ khác , từ một bài nói chuyện đơn giản đến giải quyết một nút thắt logic.? 

Cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng như thế nào đến làn da

Tác hại của việc không kiểm soát được cảm xúc

2. Tâm trạng tệ, tư duy tồi

Lo lắng ăn mòn trí tuệ minh mẫn đối với người có khả năng kiểm soát cảm xúc kém. Trong những tình huống phức tạp và công việc chịu áp lực lớn, những người này thường xuyên trong trạng thái lo lắng cao độ và gần như không làm được việc. Điều này đã được minh chứng rõ ràng với trường hợp: sinh viên bị ảnh hưởng bởi sự lo lắng trước kỳ thi và thu về kết quả thấp.

3. Không kiềm chế được cơn giận bộc phát hoặc thiếu tinh tế trong quản trị

Hậu quả của việc này vô cùng dễ thấy đó là khó hòa hợp trong đội ngũ, khiến nhân sự căng thẳng, xấu hổ, buồn bã. Từ đó dẫn đến giảm năng suất, trễ hạn hoàn thành, sai lầm, nhân sự rời đi,...

 

II. Lợi ích khi có trí tuệ xúc cảm

1. Tự nhận thức

Tự nhận thức là khả năng nhận ra được cảm xúc, điểm mạnh, điểm yếu, năng lực, giá trị và mục tiêu của chính bản thân mình. Trong cuộc sống, nếu những người có EI cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, khó chịu và áp lực, thì điều họ làm là dành thời gian để tìm hiểu tại sao mọi chuyện lại trở nên như vậy

2. Tự quản lý cảm xúc

Sau khi nhận thức được vấn đề, điều bạn cần làm là quản lý chúng. Đó được gọi là kỹ năng tự quản lý. Tất cả mọi người - kể cả những người có EQ cao, đều phải trải qua khoảng thời gian có tâm trạng tồi tệ, xảy ra xung đột cảm xúc hoặc giận dữ và căng thẳng. Tuy nhiên, những người có EI cao thường có kĩ năng tự quản lý. Tức là, họ hoàn toàn có thể tự điều chỉnh cảm xúc của bản thân, thay vì để chúng điều khiển họ.

 

Emotional intelligence: A key to organisational success – Quarry

Lợi ích khi kiểm soát được xúc cảm

3. Đồng cảm

Đồng cảm là khả năng kết nối cảm xúc, tìm ra mối quan tâm và quan điểm của mọi người. Trong xã hội hiện nay, các nhà quản lý thông minh sẽ biết được cảm xúc, nhu cầu, nhìn ra điểm mạnh và điểm yếu của từng người trong nhóm. Từ đó, bạn hoàn toàn có thể sử dụng người một cách linh hoạt trong mọi công việc, dự án tùy theo năng lực của từng người.

4. Quản lý mối quan hệ

Những người có chỉ số EI cao thường biết cách quản lý các mối quan hệ cá nhân. Đây là kĩ năng cần thiết, giúp chúng ta có được niềm tin, mối quan hệ và sự tôn trọng từ phía đồng nghiệp. Đặc biệt, khi những người quản lý có cách quản lý mối quan hệ xuất sắc, họ sẽ có khả năng truyền cảm hứng, hướng dẫn và phát triển các thành viên trong nhóm, mang lại hiệu quả cả về hiệu suất, năng suất và chất lượng công việc của cả nhóm.

5. Động lực

Những người không có động lực thường không hề thích sự rủi ro và sợ việc thất bại. Họ thường sẽ chỉ chọn những việc không có tính thử thách và luôn đứng trong vòng tròn an toàn. Không những vậy, họ thường xuyên cảm thấy tiêu cực về chính công việc và những nhiệm vụ bản thân phải hoàn thành. Ngược lại, những người có EI cao, biết cách tự tạo động lực cho bản thân lại luôn cố gắng cải thiện kỹ năng, kiến thức, nâng cao trách nhiệm với công việc.

 

Trên đây là những gì mà một người sở hữu chỉ số EI có thể làm đươc. Ai cũng biết điểm IQ cao chưa chắc đã đảm bảo cho một cuộc đời thành công, hạnh phúc và đức hạnh. Vậy phải làm gì để kiểm soát cảm xúc đó? 

Alpha Books trân trọng giới thiệu những đầu sách về trí tuệ xúc cảm cực kỳ nổi tiếng, giúp bạn trau dồi kiến thức và ứng dụng nó vào trong công việc, cuộc sống.

- Trí Tuệ Xúc Cảm (Bản dịch lại)

- Trí tuệ xúc cảm ứng dụng trong công việc

- Bộ 10c HBR Emotional Intelligence Trí tuệ xúc cảm

Tìm hiểu thêm về những đầu sách này tại đây
 

Thảo luận về chủ đề này

Tin nổi bật

Tin tức liên quan