NHỮNG GÃ KHỔNG LỒ CÔNG NGHỆ TRUNG QUỐC - HÀNH TRÌNH TỪ KẺ BẮT CHƯỚC THÀNH NGƯỜI KHỞI XƯỚNG SÁNG TẠO CỦA THẾ GIỚI

Ngày đăng: 17/01/2021 Viết bởi: Công ty Cổ phần sách Alpha

Một cuốn sách đáng mong chờ nhất đưa đến bức tranh toàn cảnh diện mạo của nền công nghệ Trung Quốc hiện nay phải kể đến “Những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc” của tác giả Rebecca A. Fannin. Hành trình vươn lên mạnh mẽ của nền công nghệ nước này từ khi còn là một kẻ chuyên đi sao chép thành người khởi xướng xu hướng công nghệ thế giới, không một ai dám coi thường. Cuốn sách này hứa hẹn sẽ đem đến cho độc giả những kiến thức thú vị, nhiều bài học đắt giá về ý chí, tư duy của những con người vẽ nên cục diện công nghệ thế giới hiện nay. 

Trong những năm gần đây, cuộc chiến công nghệ và thương mại Mỹ-Trung luôn là một tâm điểm được giới báo chí, dư luận xôn xao. Hai ông trùm sừng sỏ trong giới công nghệ vẫn đang tranh giành ngôi vị quán quân, thế nhưng thực tế cho thấy đến nay, các công ty của Mỹ vẫn không thể thâm nhập thị trường Trung Quốc, và các công ty Trung Quốc cũng chưa thể vươn ra toàn cầu. Tại sao vậy? Bằng cách phân tích kỹ càng của tác giả, cuốn sách chỉ ra cái nhìn chung về cuộc chiến cũng như cung cấp những nguyên nhân khách quan cho hai câu hỏi này.

Sách Những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc

Góp phần tạo nên sự mạnh mẽ của nền công nghệ Trung Quốc phải nhắc đến sự đổi mới và phát triển của các ông lớn như nhóm BAT, Meituan, Xiaomi,... Những câu chuyện trong sách càng làm nổi bật tư duy chiến lược, sự nhiệt huyết và ý chí vươn lên của những doanh nhân khởi nghiệp - nguyên nhân lớn nhất cho sự phát triển và lớn mạnh không ngừng của nền công nghệ Trung Quốc.

Hình mẫu công nghệ của nhóm BAT tại Trung Quốc

“Ngày nay, Alibaba nổi bật lên như một trong ba ông vua công nghệ của Trung Quốc, cùng các tên tuổi lớn là Baidu và Tencent, họ được biết tới với cái tên BAT. Cũng giống như nhóm FANG, viết tắt của Facebook, Amazon, Netflix và Google tại Mỹ, tại Trung Quốc, Baidu thống trị thị trường tìm kiếm, Alibaba dẫn đầu trong mảng thương mại điện tử còn Tencent thống trị mảng trò chơi và kết nối

xã hội – và điều quan trọng là tất cả các công ty trên đều có chỗ đứng vững chắc trong giới công nghệ sử dụng AI. 

Thành công của các công ty trên đều đến từ nỗ lực làm việc, tham vọng, tài năng, vốn và một lợi thế về nhóm làm việc tại nhà trong một thị trường doanh nghiệp còn rất mới của Trung Quốc. Trong một thị trường Trung Quốc đầy sự cạnh tranh khốc liệt, những nhà đổi mới sáng tạo kỹ thuật số này đang cố gắng tìm ra con đường để có thể sở hữu những công nghệ của tương lai, họ thực sự đang tạo ra những tính năng cùng mô hình kinh doanh mới thu hút sự chú ý từ phương Tây. Rào cản tiếp theo họ cần vượt qua đó là trở nên vượt trội hơn nữa để vươn ra toàn cầu.”

Những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc

Độ phủ sóng của WeChat tại Trung Quốc

“Với siêu ứng dụng WeChat của Trung Quốc, bạn có thể nhắn tin và trò chuyện theo nhóm hoặc một đối một; thực hiện thao tác chuyển tiền, thanh toán hóa đơn và thực hiện vay nợ chỉ trong vài giây; mua vé xem phim; tìm kiếm bạn bè gần đó; đặt hàng tạp hóa; mua sắm mặt hàng thời trang; và đăng tải các đoạn video, tin tức, biểu tượng cảm xúc, hình ảnh. Bạn chẳng cần đến danh thiếp, chỉ cần trao đổi một mã QR trên chiếc điện thoại thông minh của mình, và bùm, bạn được kết nối. WeChat là một siêu ứng dụng có tính đổi mới đột phá – nó kết hợp các tính năng của Facebook, Twitter, Skype, Whatsapp, Instagram và Amazon.

 

WeChat có trên 1 tỷ người dùng trên toàn thế giới, và rất khó để phân định rạch ròi đây là ứng dụng làm việc hay giải trí. Một nhà đầu tư mạo hiểm đến từ San Francisco đã hoàn thành danh mục điều khoản cho một thỏa thuận đầu tư tại Bắc Kinh hoàn toàn bằng WeChat. Những người hâm mộ vây quanh một nhà đầu tư mạo hiểm của vịnh San Francisco đang phát biểu tại hội thảo ở Thâm Quyến ngay lập tức được kết nối với ông chỉ bằng việc quét mã QR trên WeChat từ điện thoại. Thậm chí những người ăn xin tại các thành phố lớn của Trung Quốc cũng cầm theo điện thoại thông minh với mã QR để nhận tiền từ người hảo tâm. Tiền mặt và email đã trở thành quá khứ tại Trung Quốc.”

Sách Những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc

Sự chuyển mình đáng kinh ngạc của Xiaomi

“Là một giám đốc quan tâm tới tiểu tiết như thần tượng Steve Jobs, cũng là người lao động không biết mệt mỏi với 100 giờ làm việc mỗi tuần, Lei đã lèo lái con thuyền công ty trở lại ngoạn mục trong năm 2017. Chiến lược lật ngược thế cờ của ông là: Xiaomi đã đầu tư rất nhiều trong việc mở rộng các cửa hàng bán lẻ Mihome đến hơn 331 địa điểm tại 51 thành phố của Trung Quốc trong vòng 5 quý, bổ sung mảng bán lẻ tại thị trường Ấn Độ để tích hợp với các kênh bán hàng trực tuyến duy nhất trước đó và mở rộng mạng lưới phân phối cho các bên thứ ba. Ông cũng củng cố cơ sở người hâm mộ Mi trực tuyến với các diễn đàn cộng đồng. 

Cú đảo chiều đã được hoàn tất với sự ra mắt của dòng điện thoại phổ biến Mi Mix chất lượng cao, bọc gốm, màn hình tràn viền và khung siêu mỏng. Lei tuyên bố chưa có nhà sản xuất điện thoại thông minh nào có thể phục hồi thành công sau khi sụt giảm doanh số. Ông và đội ngũ đã dành thời gian – “007”, viết tắt cho việc dành tất cả thời gian trong tuần – để biến điều đó thành hiện thực.”

Ngoài việc cung cấp cái nhìn đa chiều về nền công nghệ Trung, Rebecca A.Fannin còn phân tích và chỉ ra chiến lược đầu tư của Trung Quốc vào các thị trường mới nổi như Ấn Độ, Đông Nam Á nhằm giành miếng bánh thị phần lớn trong mảng công nghệ. Đây vừa là lợi thế cho Việt Nam cũng vừa là thách thức không nhỏ đối với một quốc gia đang bắt đầu con đường phát triển và đổi mới công nghệ.

Qua cuốn sách, chúng ta cũng có thể thấy được dù các vấn để về lãnh đạo thương mại và công nghệ ngày càng gia tăng, những ý tưởng đổi mới tại Trung Quốc vẫn không ngừng phát triển. Khả năng "thay đổi luật chơi" của các công ty Trung Quốc đã vượt mặt những công ty của Mỹ. Nếu không nhận ra sự dịch chuyển này, Mỹ sẽ để tuột mất cơ hội vào tay đối thủ cạnh tranh cực kỳ nguy hiểm đang phát triển cực nhanh trong một thị trường đầy biến động. 
 

  • Nếu bạn muốn hiểu về mối đe dọa từ cuộc chiến thương mại đang rình rập giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như tác động của nó đến hoạt động kinh doanh của mình, đây nhất định là cuốn sách mà bạn phải đọc. Sở hữu cuốn kiệt tác này tại đây
  • ----
  • Những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc
  • Số trang: 296
  • Loại bìa: Bìa mềm
  • Kích thước: 16 x 24 cm
  • Giá bìa: 199.000
  • Xuất bản: Tháng 01/2021
Thảo luận về chủ đề này

Tin nổi bật

Tin tức liên quan