Những Ông Trùm Tài Chính - Những Chủ Ngân Hàng Lũng Đoạn Nền Tài Chính Thế Giới
- Chi tiết
- REVIEW ĐỘC GIẢ
- ĐÁNH GIÁ TỪ CHUYÊN GIA
- BÁO CHÍ NÓI GÌ VỀ CUỐN SÁCH
Những Ông Trùm Tài Chính - Những Chủ Ngân Hàng Lũng Đoạn Nền Tài Chính Thế Giới
Mọi người đều cho rằng cuộc Đại Khủng Hoảng 1929 là kết quả của rất nhiều biến cố vượt ngoài tầm kiểm soát của các cá nhân cũng như chính phủ. Tuy nhiên, Liaquat Ahamed - tác giả Những Ông Trùm Tài Chính - Những Chủ Ngân Hàng Lũng Đoạn Nền Tài Chính Thế Giới - đã chỉ ra rằng quyền lực tập trung trong tay một số chủ ngân hàng là nguyên nhân chính gây ra cuộc Đại Khủng Hoảng 1929. Hậu quả của nó kéo dài trong nhiều thập kỷ và là tiền đề của Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Quãng thời gian khủng hoảng đó đã gợi lên nhiều cảm hứng trong các bài báo. Lords of Finance đưa ra một cái nhìn mới về bản chất của cuộc khủng khoảng toàn cầu và còn là lời nhắc nhở chúng ta về những tác động to lớn tiềm ẩn từ các quyết định của một số ít chủ ngân hàng, sai lầm của họ, và về những hậu quả khủng khiếp có thể xảy ra ảnh hưởng đến cả nhân loại.
Tác giả:
Liaquat Ahamed từng là nhà quản lý đầu tư chuyên nghiệp tại Ngân hàng Thế giới ở Washington, D.C, đồng thời là giám đốc điều hành của hãng quản lý đầu tư cá nhân Fischer Francis Trees and Watts. Hiện tại ông là cố vấn cho một số quỹ bảo hiểm, chẳng hạn như Rock Creek Group và Rohatyn Group. Ông cũng là giám đốc của hãng bảo hiểm Aspen, và là thành viên Hội đồng Quản trị của hãng Brookings. Ông tốt nghiệp khoa kinh tế trường Đại học Harvard và Cambridge.
Đang cập nhật...
“Ahamed có lẽ đã không biết rằng tác phẩm của mình ra đời đúng lúc như thế nào. Không giống như hầu hết các tác phẩm viết về nguyên nhân của cuộc Đại Khủng hoảng 1929, Lords of Finance được đông đảo độc giả đón nhận bởi tình tiết lịch sử có thực nhưng vẫn mang đậm tính văn chương"
— Niall Ferguson, Financial Times
“Tác phẩm là công trình nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên về nhóm các Giám đốc Ngân hàng Trung ương, nó không chỉ khơi dậy niềm hứng khởi, trí tò mò của độc giả mà còn rất thức thời”
— The Economist