Nguồn: vietnamnet
Có một thế hệ người tài đang tìm cách "mở đường máu" cho sự phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam thông qua tác phẩm "Quốc gia khởi nghiệp".
Câu chuyện về sự phát triển thần kì của Israel trong bối cảnh cực kì khốc liệt của dân tộc Do Thái lưu vong và liên tục bị đe dọa an ninh trong cộng đồng Ả Rập, Hồi giáo... đang là hướng nghiên cứu của nhiều doanh nhân VN có tầm tri thức như ông Đặng Lê Nguyên Vũ, ông Nguyễn Cảnh Bình, ông Trần Trọng Thành, Nguyễn Hồng Trường...
Đây có thể là một cuộc hội ngộ có tính chất lịch sử, khi mà lần đầu tiên người ta thấy những người có tiềm lực tài chính bắt đầu liên kết với giới tri thức - cùng nhau hướng về mục đích quốc gia hưng thịnh.
Giới doanh nhân bắt đầu bắt tay với trí thức. |
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ cho rằng để tìm kiếm một mô hình tham chiếu và học tập ở tầm quốc gia, chúng ta nên học từ Israel. Tư tưởng từ dân tộc Do Thái này là khởi nguồn của văn minh phương Tây và ông xem Singapore chỉ là phiên bản copy của đất nước nhỏ bé, cô lập giữa chảo lửa Trung Đông này.
Cuốn sách "Quốc gia khởi nghiệp" cho biết Israel hiện đang là "mỏ vàng" cung cấp nhân lực kĩ thuật cao cho các công ty công nghệ hàng đầu thế giới như Intel hay Google. Họ cũng là quốc gia duy nhất trên thế giới chặn đứng và đẩy lùi quá trình sa mạc hóa. Trong bối cảnh đất đai hạn hẹp và thiếu nước, Israel vẫn trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu về nông nghiệp.
"Singapore chỉ là phiên bản của Israel" - ông Đặng Lê Nguyên Vũ nói |
"Đất đai cằn cỗi, láng giềng thù địch. Vốn liếng duy nhất mà chúng ta có thể sử dụng được chính là con người". Nhưng đến con người cũng khan hiếm về số lượng. Israel thực hiện một chính sách nhập cư được báo chí Mỹ bình luận là "mang một ý nghĩa kinh điển của chủ nghĩa phục quốc Do Thái". Chính phủ Israel chấp nhận bất cứ một người Do Thái nào muốn có chốn dung thân sau nạn diệt chủng phát xít và tư tưởng bài Do Thái tồn tại ở nhiều nơi trên thế giới thời kì đó.
"Họ đã biến mảnh đất của mình thành nơi hội tụ nhiều nguồn lực, trong đó có trí tuệ. Mảnh đất ấy phải trở thành tổ quốc thứ 2 của những người tinh hoa nhất" - ông Đặng Lê Nguyên Vũ tiếp tục bình luận về xu hướng mở cửa và chào đón trí tuệ, tranh biện ở các quốc gia phát triển, trong đó có Israel.
Trong buổi tọa đàm về cuốn sách (sáng 5/6 tại Hà Nội), so sánh sự khác biệt giữa con người Israel và Việt Nam, các khách mời chỉ ra một số điểm như sau:
Cả hai đều có khả năng vượt khó và khả năng ra quyết định, tuy nhiên nếu người Israel được cho là sáng tạo, chủ động, không thỏa mãn, có tư duy toàn cầu thì số đông người Việt Nam có sức ỳ lớn, thụ động, có xu hướng thỏa mãn quá sớm và tư duy cục bộ. "Điều này dẫn đến sản phẩm của VN lỗi thời rất nhanh"
Nếu như người Do Thái coi việc bất đồng ý kiến là đương nhiên và phản biện là yếu tố không thể thiếu, thì cụm từ "9 người 10 ý" ở VN được dùng với nghĩa tiêu cực. Người Israel mâu thuẫn khi tranh biện, bảo lưu phản biện và nhất trí trong hành động. Người Việt Nam có xu hướng ưa thích sự đồng thuận ngoài cửa miệng, nhưng khi hành động thì luôn có sự phân ly. "Chính sự phân ly này khiến tổng lực bị yếu, khiến chúng ta bị kẹt giữa nhiều thế lực khác".
Người Việt cũng được xem là tham chiếu quá nhiều trong khi ra quyết định, trong khi người Israel họ bỏ qua rất nhiều tham số.
"Quốc gia khởi nghiệp" (bản tiếng Việt) được các doanh nhân ngành sách phổ biến qua bản điện tử với tham vọng trở thành cuốn sách quốc gia. |
Một số vấn đề về văn hóa, tinh thần giáo dục Israel đã không được đề cập đầy đủ trong tác phẩm "Quốc gia khởi nghiệp". Bà Meirav Shahar - Đại sứ Israel tại Việt Nam đã bổ sung sự thiếu khuyết này.
Bà cho biết: "Một trong những điểm căn bản để có sự phản biện, chủ động, sáng tạo của tinh thần Israel, đó là chúng tôi là một dân tộc yêu sách. Ngay từ khi phần đông loài người còn chưa biết đọc, thì người Do Thái đã đọc sách, viết sách.
Ngay với Kinh Thánh, mỗi thế hệ lại có sự tranh cãi, phản biện và giải thích khác nhau, không bao giờ ngừng lại. Đó là khí chất của người Do Thái: không ngại thách thức và luôn đòi hỏi nhiều ý tưởng hơn, nhiều sáng tạo hơn".
Kinh tế suy thoái buộc nhân loại phải chú trọng hơn đến sự cách tân. Khủng hoảng tài chính thế giới bùng nổ sau sự sụp đổ của thị trường bất động sản, vốn bắt nguồn từ các sai lầm tín dụng của hệ thống ngân hàng. Nói cách khác, sự thịnh vượng giả tạo trước đó được xây dựng trên những bong bóng dễ vỡ, thay vì sự tăng trưởng sản xuất mang tính chất bền vững và đáng tin cậy hơn đối với nền kinh tế. * Ấn tượng thứ hai đập thẳng vào Thompson (doanh nhân Mỹ) chính là thái độ của nhân viên Fraud Sciences (doanh nghiệp Israel) trong buổi họp toàn nhân viên mà ông phát biểu. Mọi gương mặt đều quay sang nhìn ông chăm chú. Không một ai nhắn tin, lướt web hay ngủ gật. Bầu không khí còn nóng lên khi bắt đầu vào màn thảo luận. Thompson hồi tưởng lại: “Mọi câu hỏi đều rất sắc sảo. Tôi thật sự thấy bồn chồn vì chưa bao giờ nhận thấy những quan sát độc đáo như vậy – từng điều một. Họ không phải là đồng nghiệp hay cấp quản lý; họ chỉ là những nhân viên trẻ tuổi. Thế nhưng, không một ai tự ti về những thách thức logic mà chúng tôi đã làm nhiều năm ở PayPal. Tôi chưa bao giờ chứng kiến một thái độ tập trung, thẳng thắn và không ngại ngần như thế trong đời mình. Đến mức tôi đã tự hỏi: Ai đang làm việc cho ai?” Những gì Scott Thompson vừa trải nghiệm chính là liều thuốc đầu tiên của tinh thần “chutzpah” của người Israel. Theo học giả Do Thái Leo Rosten mô tả tiếng Yiddish, thứ ngôn ngữ Slavơ của người Đức đã bị thất truyền từ lâu, “chutzpah” có nghĩa là “táo bạo, gai góc, trắng trợn, thần kinh, vô liêm sỉ mà không ngôn từ nào có thể miêu tả chính xác”. Người nước ngoài sẽ chứng kiến sự gan dạ này ở bất cứ đâu trên đất Israel: Trong cách các sinh viên đại học nói chuyện với giảng viên, nhân viên thách thức ông chủ, binh lính chất vấn sĩ quan chỉ huy và thư ký sửa lưng các bộ trưởng chính phủ. Tuy nhiên, đối với người Israel, đây không phải là sự gan dạ, mà là điều hết sức bình thường. Người Israel học được rằng tính quyết đoán này là điều bình thường, tính trầm lặng sẽ là nguy cơ bị tụt lại phía sau, dù là ở nhà riêng, trên giảng đường hay trong quân đội. * Đây không chỉ là câu chuyện của tài năng, mà còn là lòng kiên trì, ý chỉ bền bỉ, của sự đặt câu hỏi không mệt mỏi với nhà cầm quyền, của sự thoải mái ung dung kết hợp với thái độ lạc quan trước thất bại, tinh thần tập thể, sứ mạng, rủi ro và sáng tạo trong nhiều lĩnh vực. |