Khi nào cướp nhà băng là bộ sưu tập các bài viết đã đăng trên blog Freakonomics (Kinh tế học hài hước) tại website freakonomics.com. Cuốn sách đã khái quát mọi thứ từ việc tại sao bạn nên tránh bất cứ ai có tên đệm là Wayne tới vì sao một vài người nên quan hệ tình dục nhiều hơn với những người khác.
Ai nên đọc cuốn sách này?
- Bất cứ ai đang học tập, nghiên cứu về kinh tế hay đơn giản bạn mong muốn tìm hiểu về kinh tế.
- Những ai quan tâm và muốn tìm hiểu về hành vi con người.
- Những ai là fan của cuốn sách “Kinh tế học hài hước”.
Tác giả cuốn sách này là ai?
Steven D. Levitt là giáo sư tại Đại học Chicago. Ông được trao huân chương John Bates Clark, một trong những giải thưởng danh giá nhất trong lĩnh vực kinh tế, chỉ sau giải Nobel.
Stephen J. Dubner là một nhà báo đạt giải thưởng từng làm việc cho tờ New York Times.
1. Tìm hiểu thế giới kinh tế học kì lạ xung quanh ta
Tại sao chúng ta nên đánh thuế ngành công nghiệp sex? Tại sao ăn cái cánh gà thứ ba đôi khi lại đắt hơn hai cái trước? Kinh tế học đã len lỏi vào rất nhiều lĩnh vực đời sống mà chúng ta hoàn toàn không chú ý đến.
Qua quyển sách, bạn sẽ tìm thấy:
- Tại sao một số cái tên lại nức tiếng gần xa;
- Lái xe hơi thỉnh thoảng lại tốt cho môi trường hơn là đi bộ như thế nào, và
- Tại sao chúng ta nên e ngại với người mà chúng ta đã biết hơn cảnh giác với người xa lạ
Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về những gì mà cuốn sách mang tới cho bạn
2. Một cái tên nói lên nhiều điều hơn bạn nghĩ
Mỗi năm hàng triệu những người bắt đầu trở thành phụ huynh lại băn khoăn về việc nên đặt tên gì cho con của mình. Nhưng, gạt sở thích cá nhân sang một bên, những cái tên cũng không quá quan trọng phải không? Vâng, trong thế giới của những cái tên, có một vài số liệu lại cho thấy điều hoàn toàn ngược lại.
Bạn nên tránh xa những ai có tên đệm là Wayne. Tại sao lại thế? Một độc giả của Kinh tế học hài hước – cô M. R. Stewart – có một sở thích khác thường là thu thập những bài báo viết về tội phạm. Điều này cũng không có gì là bất thường, nhưng điều mà cô tìm được đó là tất cả bài báo đó cho thấy các tội phạm đều có một đặc điểm chung: tên đệm của họ là Wayne.
Tác giả Stephen Dubner đã bị sốc khi nghe thông tin này và tự hỏi không biết ai đó có thể làm một cái danh sách tương tự để tìm ra những cái tên đệm khác không. Kết quả là, ông đã cấm con gái của mình, mặc dù cô bé chỉ mới sáu tuổi, hẹn hò với một anh chàng có tên đệm là Wayne.
Một điều kì lạ khác về những cái tên trở nên phổ biến như thế nào. Thậm chí những cái tên nghe chối tai nhất cũng có thể lan tỏa mãnh liệt.
Năm 1999, chỉ có 8 trẻ em ở Mỹ được đặt tên là Nevaeh. Con số này vào năm 2005 đã lên tới 4,457. Điều gì đã xảy ra? Có một sự kiện đã khiến cái tên này nóng bỏng tay: Năm 2000, ngôi sao nhạc rock Sonny Sandoval và cô con gái xuất hiện trong một chương trình của MTV. Cô bé tên là Nevaeh – đảo ngược thứ tự của từ “Heaven”.Đối với những bé gái, bấy giờ cái tên Nevaeh bỗng nhiên phổ biến hơn cả tên Sara.
Nhưng sự độc đáo không dừng lại ở đó có một số cái tên phù hợp đến kì lạ nữa. Từ khi website freakonomics.com được xây dựng, các độc giả đã chia sẻ những cái tên kì quặc. Trong đó một độc giả chia sẻ tên của một người đàn ông Idaho bị bắt vì thủ dâm nơi công cộng sau khi người này bị một cảnh sát bắt gặp đang quay tay trong nhà vệ sinh công cộng. Bạn đọc đoán xem họ của anh ta là gì? Vâng, xin thưa là Limberhand. (limber: linh hoạt; hand: bàn tay)
Một độc giả khác chia sẻ rằng anh mới phải chuyển khỏi San Francisco và cảm thấy buồn khi anh phải tạm biệt bác sĩ nha khoa của mình – anh bác sĩ với cái tên Les Plack (Les: lesbian, Plack trong Placket: đường xẻ váy phụ nữ)
3. Thế giới của giá cả không hề dễ hiểu
Nếu hỏi một nhà khoa học sự khác nhau giữa một món đồ trị giá 1 đô la và một món trị giá 99 xu là gì thì họ có thể trả lời ngay. Tuy nhiên, có lúc, bớt được 1 xu cũng khiến người ta cảm thấy hời to. Khi nhắc đến giá cả, tất cả lí trí chúng của chúng ta bỗng nhiên bay ra ngoài ô cửa sổ.
Chúng ta thực sự phải để tâm việc này, đặc biệt là về vấn đề sức khỏe, khi có những nhà bán lẻ đưa ra vài mức giá khác nhau cho cùng loại thuốc.
Cyril Wolf – một bác sĩ ở Hoston – nói với tác giả Stephen Dubner rằng chuỗi cửa hàng thuốc giống như CVS, Eckerd và Walgreens thi thoảng áp đặt giá thuốc cao vô lý với một số thuốc gốc (generic drug: thuốc tương đương sinh học với biệt dược gốc về các tính chất dược động học và dược lực học) như thuốc kháng viêm Ibuprofen. Khi Wolf điều tra chuyện này, ông đã tìm ra một điều kì lạ đó là hai chuỗi cửa hàng là Costco và Sam’s Club bán các loại thuốc gốc bán với giá thấp hơn đáng kể so với hai tiệm thuốc được đề cập ở trên.
Ví dụ, một chai thuốc Prozac được bán với giá 117 đô la tại cửa hàng thuốc Walgreens nhưng ở Costco chỉ bán với giá 12 đô. Vậy sẽ có ai còn mua thuốc theo toa tại cửa hàng Walgreens? Wolf nói rằng những người về hưu khi mua thuốc thì thường không so sánh giá cả thuốc được bán ở các cửa hàng khác nhau. Họ chỉ nghĩ đơn giản là giá thuốc gốc ở chỗ nào cũng như nhau. Vì vậy hãy cẩn trọng khi mua thuốc!
4. Muốn mua đồ rẻ là một chuyện. Nhưng có những món đồ rẻ mà chẳng để làm gì cả
Một ngày tình cờ, Steven Levitt bước vào nhà hàng Harold’s Chicken Shack và nhận ra một điều rất kì lạ. Suất ăn gồm hai miếng cánh gà thêm khoai tây chiên và sa lát trộn được niêm yết giá là 3.03 đô la nhưng với suất ba cánh gà thì tốn 4.5 đô. Thế có nghĩa là thêm một cánh gà thứ ba, bạn phải tốn thêm 1.47 đô, đắt hơn so với hai cái cánh trước Bạn thử tính xem? Đôi khi chúng ta rất thiết tha với các loại khuyến mãi giảm giá, nhưng Levitt nhận ra mức giá kì lạ này là do các doanh nghiệp đã không hiểu biết về giá cả.
Nếu điều đó không đủ khiến bạn thất vọng thì cần biết rằng cả khách hàng và doanh nghiệp mơ màng về giá cả và chính phủ Hoa Kì vẫn lưu thông đồng 1 xu mặc dù chi phí để sản xuất ra đồng 1 xu còn cao hơn giá trị thực của nó.
5. Chúng ta sợ hãi những nhận định sai lầm
Trong cuốn Siêu kinh tế học hài hước, các tác giả chỉ ra rằng trong cùng một quãng đường, nếu bạn lái xe trong tình trạng say rượu thì sẽ không nguy hiểm bằng khi bạn say rồi đi bộ. Nhưng chúng ta đang đánh giá nguy cơ xảy ra với mình kém hơn những gì chúng ta nghĩ.
Ví dụ, chúng ta đều biết rằng cưỡi ngựa thì nguy hiểm hơn là lái xe máy.
Điều khiển xe máy khá nguy hiểm, vì vậy mà chúng ta đội mũ bảo hiểm và sử dụng những đồ dùng bảo vệ khác. Tuy nhiên, một báo cáo từ năm 1990 từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh cho thấy số người bị thương nghiêm trọng trong một giờ cưỡi ngựa nhiều hơn số người có tình trạng nghiêm trọng tương tự khi họ điều khiển xe máy. Số liệu còn cho thấy rằng đã có rất nhiều các chấn thương khi cưỡi ngựa liên quan đến chất có cồn nhưng điều này không có nghĩa lí gì, bởi vì nhiều tai nạn xe máy cũng có nguyên nhân như vậy. Rõ ràng là cưỡi ngựa nguy hiểm hơn lái xe gắn máy – một thực tế đáng chú ý như vậy nhưng hiếm khi được phương tiện truyền thông đề cập tới.
Tương tự như việc bổ sung biện pháp phòng hộ khi cưỡi ngựa, các tác giả cho rằng chúng ta nên cảnh giác với những người quen biết nhiều hơn so với những người lạ – những người mà cha mẹ chúng ta dạy rằng phải đề phòng.
Năm 2008, một người hay đi nhà thờ tên Bruce Pardo đã giấu mình trong trang phục ông già Noel và giết chết chín người, kể cả vợ cũ và người nhà vợ cũ trong suốt mùa Giáng sinh. Hay trường hợp của Atif Irfan, người này đã bị tên xóa khỏi danh sách bay của hãng bay AirTran vì lý do: hành khách đi cùng chuyến bay đã nghi ngờ vô căn cứ, cho là Irfan là một phần tử khủng bố, trong khi anh ta chỉ là một người xa lạ Những trường hợp trên để chúng ta thấy rằng đó là chúng ta nên đề phòng những người chúng ta quen biết, thay vì những người như những hành khách ngồi bên cạnh bạn trên một chiếc máy bay.
Có nhiều bằng chứng chứng minh điều này. Đầu tiên, trong các vụ giết người ở Mỹ, tổng số vụ án mà kẻ sát nhân có quen biết nạn nhân cao gấp ba lần những vụ mà nạn nhân và hung thủ là người xa lạ; 64% các nạn nhân của các vụ hiếp dâm biết kẻ xâm hại họ; 61% nạn nhân nữ bị tấn công tàn nhẫn đều biết kẻ tấn công họ. Cuối cùng là một bài viết vào năm 2007 trên tờ tạp chí Slate cho thấy rằng trong 203.900 vụ bắt cóc trẻ em trong một năm, thì chỉ có 58.200 vụ được gây ra bởi những người lạ.
6. Nói dối – ngay cả khi bạn đang khó xử – có lúc cũng dựa trên kinh tế
Lời nói dối cuối cùng bạn nói là gì? Có lẽ đó là một lời nói dối vô hại chỉ để giúp bạn hoặc người khác thoát khỏi một vài rắc rối nào đó. Nhưng đôi khi chúng ta nói dối vì những lý do kỳ lạ, và nó thường làm tổn thương chúng ta nhiều hơn chúng ta vẫn nghĩ
Mọi người nói dối ngay cả khi nói sự thật có lợi cho họ..
Dữ liệu được thu thập bởi César Martinelli và Susan W. Parker từ các chương trình phúc lợi của Mexico Oportunidades đã tiết lộ vài điều thú vị.
Một số người chơi xuất hiện trong các chương trình truyền hình đã không khai hết số lượng tài sản của mình để không tạo cảm giác giàu xổi và phù hợp với công chúng mục tiêu của chương trình.Có tới 83% người chơi nói rằng họ không có xe hơi trong khi thực tế ngược lại, và 74% người chơi nói rằng họ không được sử dụng truyền hình vệ tinh. Việc nói dối cũng dễ hiểu vì sở hữu những thứ đó có thể cản trở họ có đủ điều kiện tham gia chương trình.
Không dừng lại ở đó, còn có rất nhiều bất ngờ khác. Rất nhiều các ứng viên khai khống lên về các phương tiện sinh hoạt cơ bản như sau: 39% khẳng dịnh nhà mình có một nhà vệ sinh, 32% nói rằng họ đã có nước máy và 29% nói rằng họ sở hữu một bếp gas, trong khi họ không có những thứ này. Martinelli và Parker cho rằng họ nói dối để đỡ xấu hổ, những người này thường là người nghèo, thà không nhận được hỗ trợ chứ cũng không muốn thừa nhận rằng mình không sở hữu nổi một nhà vệ sinh.
Ngược lại, một số lời nói dối có thể mang lại lợi ích cho chúng ta.
Cuốn hồi ký bán chạy nhất như “Tình yêu và Hậu quả” của Margaret Seltzer bị vạch trần là bịa đặt. Vì vậy, người ta nên quảng bá cuốn sách này như một cuốn tiểu thuyết không? Không hẳn. Nếu bạn là một biên tập viên với một cuốn hồi ký mà bạn mong đợi có khoảng 90% là sự thật thì có thể xuất bản như một cuốn hồi ký. Điều này là bởi vì những câu chuyện đời thực tạo ra hiệu ứng truyền thông tốt hơn và thường gây sự chú ý của chúng ta nhiều hơn những tiểu thuyết.
Vậy nên không quá ngạc nhiên rằng có một số quyển hồi ký còn hư cấu hơn cả các sách hư cấu.
7. Chúng ta đang bảo vệ môi trường sai cách
Ngày nay, biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề cấp bách nhất mà chúng ta phải đối mặt. Vì vậy làm thế nào để chúng ta giải quyết nó, đặc biệt là khi chúng ta đang vô tình làm xấu đi tình hình bằng cách làm những điều chúng ta nghĩ rằng sẽ cải thiện môi trường sống?
Ví dụ việc lái xe ô tô đôi khi ít gây hại cho môi trường hơn so với chúng ta nghĩ. Nhà môi trường học nổi tiếng – Chris Goodall – đã tính toán rằng nếu bạn đi bộ 1,5 dặm, và sau đó bổ sung lượng calo bị mất khi đi bộ của bạn với một ly sữa, tác động của việc này lên môi trường không khác gì việc bạn lái xe 1,5 dặm và không uống một ly sữa nào. Nhưng tại sao lại như vậy?
Đúng ra thì lượng khí nhà kính cần thiết để sản xuất ra ly sữa xấp xỉ lượng khí thải của một chiếc xe ô tô thải ra khi di chuyển trong 1,5 dặm. Đó là lượng khí thải CO2 từ các xe tải sữa giao hàng, và các chất khí thải ra từ phân bò. Rõ ràng chúng ta sẽ thân thiên với môi trường hơn nếu một vài người đi chung xe và không cần ly sữa.
Ngoài hiểu lầm về thói quen lái xe, mọi người cũng có xu hướng tin rằng tự trồng thực phẩm tại nhà sẽ giúp bảo vệ môi trường nhiều hơn khi chúng ta ăn ít thịt hơn.
Có thùng trồng rau riêng tại nhà đã trở thành một xu hướng ở Mỹ; tự trồng rau giúp bạn kết nối với thiên nhiên và giúp bạn hiểu làm thế nào để chăm sóc cho cây. Chúng ta nghĩ rằng, “Thật tuyệt vời! Chúng tôi không còn cần một chiếc xe giao rau cho bữa ăn tối của gia đình mình!” Tuy vậy đó có thực sự là cách tốt nhất để bảo vệ môi trường?
Theo Christoph L.Weber và H.Scott Matthews từ Đại học Carnegie Mellon, 83% khí nhà kính đến từ quá trình sản xuất thực phẩm nhưng chỉ 11% lượng khí thải đến từ vận chuyển thực phẩm. Cách tốt nhất là bạn chọn rau quả một tuần một lần, vì muốn sản xuất thịt sẽ cần nhiều công sức hơn. Như thế sẽ làm giảm bớt tác động của khí thải nhà kính hơn việc bạn tự trồng rau ở nhà.
8. Thế giới của bọn tội phạm và thực thi pháp luật cũng nhiều điều là vô nghĩa
Theo bạn ngày tốt nhất trong tuần để cướp một ngân hàng là gì? Sau vụ cướp ngân hàng New Jersey thành công, câu trả lời cho nó là thứ năm. Tuy nhiên đó không phải là lời khuyên lạ lùng (và có lẽ đáng lo ngại) duy nhất trong thế giới tội phạm.
Bạn cần biết rằng không bao giờ được nhắc nhở tội phạm rằng họ là tội phạm.
“Kích hoạt” là một hiện tượng tâm lý mà các nhà tâm lý học sử dụng để mô tả ảnh hưởng vô thức của các kích thích đến hành vi của chúng ta, và các tác động của nó được chứng minh bởi các nghiên cứu sau đây:
Một nhóm các nhà nghiên cứu đã tiến hành một thí nghiệm trong đócác tù nhân đã phải lật đồng xu và sau đó báo cáo họ đã lật được mặt phải của đồng xu bao nhiêu lần. Nhưng trước khi lật các đồng xu, một nửa nhóm đã được hỏi, “Điều gì đã khiến anh bị kết tội?” Tù nhân đã được kích hoạt ý niệm về tội phạm. Một nửa khác đã hỏi những câu hỏi trung tính hơn, “Bạn dành bao nhiêu giờ mỗi tuần để xem truyền hình?”
Nhóm đầu tiên được nhắc nhở về sự kết tội đã nói dối rằng họ lật được nhiều mặt phải hơn nhóm thứ hai. Trong thực tế, các nhà nghiên cứu cho biết số lượng mặt phải nhóm đầu tung được hơn số lượng nhóm hai tung được 6%. Tuy nhiên chúng ta có thể tận dụng khám phá này: các trại cải tạo thực sự có thể áp dụng phương pháp kích hoạt như vậy trong theo hướng tích cực với bọn tội phạm
Đây là một thực tế đáng ngạc nhiên khác về tội phạm: Cách tốt nhất để bắt một tội phạm nhập cư trái phép ở Mỹ là hỏi họ xem người đó có phải một tội phạm không. Và chúng tôi đã làm điều này bằng cách sử dụng một biểu mẫu
Bất cứ ai muốn trở thành một công dân Hoa Kỳ phải điền vào Mẫu đơn nhập cư N-400. Phiếu điền này bao gồm câu hỏi “Bạn có bao giờ phạm một tội ác nhưng bạn không bị bắt?”
Nghe có vẻ điên khi bao gồm câu hỏi này trong tờ đơn. Đoán xem sau tất cả sẽ có bao giờ người sẽ thừa nhận với nó? Nhưng có một lý do đằng sau. Nếu những người thực thi pháp luật của Mỹ có thể chứng minh rằng câu trả lời là sai sự thật, họ có thể lấy đó làm bằng chứng để truy tố hoặc trục xuất người bị tình nghi.
9. Ngành công nghiệp tình dục lại là một vấn đè khác
Bạn có nghĩ rằng bạn nên có quan hệ tình dục nhiều hơn? Vâng, chúng ta đều biết rằng đó là chuyện cá nhân, nhưng bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng mức độ thường xuyên bạn có quan hệ tình dục có thể góp phần vào lợi ích chung của cộng đồng, và hơn nữa, nó có thể được liên kết với kinh tế.
Đúng là một số người trong chúng ta nên quan hệ tình dục nhiều hơn – nhưng không phải vì những lý do bạn có thể nghĩ tới!
Trong cuốn sách “Kinh tế học và sex” giáo sư kinh tế Rochester Steven Landsburg thừa nhận rằng những người không mắc STDs (bệnh lây qua đường tình dục) nên quan hệ nhiều hơn. Người bất cẩn khi quan hệ nên hạn chế quan hệ tình dục, bởi vì mỗi lần quan hệ, họ làm bạn tình có nguy cơ bị lây nhiễm STDs. Landsburg so sánh việc này với vấn nạn ô nhiễm. Hầu hết chúng ta nghĩ rằng các nhà máy gây ô nhiễm cần phải hy sinh một cái gì đó, như lợi nhuận của họ, vì lợi ích chung. Vậy tại sao quan hệ tình dục lại không như thế?
Thuế về tình dục cũng là một điều cần thiết.
Hãy nghĩ đến số tiền chúng ta tiêu vào các dịch vụ sức khỏe có liên quan đến tình dục như có thai ngoài ý muốn hay STDS, hãy nghĩ đến nhu cầu về tiền của chính phủ, thì rõ ràng rằng chúng ta nên thiết lập thuế cho tình dục. Những người tham gia vào các hoạt động tình dục làm lây lan bệnh tật và tăng chi phí tiền bạc của xã hội sẽ bị đánh thuế cao; những ngườiquan hệ tình dục an toàn có thể có được miễn thuế.
Ví dụ, các cặp vợ chồng đã cam kết, nếu vi phạm có thể bị phạt.
Nhưng ý tưởng này không phải là hoàn toàn mới. Năm 1971, nhà lập pháp Dân chủ Bernard Gladstone đề xuất khoản thuế như vậy, khẳng định rằng đó sẽ là “một trong những thuế có lẽ sẽ bội thu.” Đáng tiếc là đề xuất đã bị từ chối.
10. Kinh tế có trong mọi thứ, nhưng chúng ta lại không biết điều đó
Nếu bạn là một fan của Kinh tế học hài hước, bạn sẽ thấy đâu đâu cũng là kinh tế. Bạn cũng có thể biết tiền và xu hướng kinh tế ảnh hưởng đến chúng ta theo những cách trái với những gì mà chúng ta vẫn được dạy trước đây.
Ví dụ, chúng ta được dạy là nói không với hối lộ. Nhưng hối lộ đôi khi hữu ích đáng ngạc nhiên.
Động lực đối với tiền bạc là không cần phải hoài nghi. Nếu không được trả tiền, ai sẽ làm burger ở McDonald mỗi ngyaf? Nhưng khi nói về các bạn nhỏ, chúng ta thường không thích lôi chuyện tiền bạc vào.
Tác giả Stephen Dubner đã tiến hành một số thí nghiệm để xác định xem liệu động cơ tài chính có thể cải thiện các nỗ lực của sinh viên trong trường hay không.
Ngay trước khi làm một bài thi, một số sinh viên đã được tặng 20 đô để khích lệ làm bài tốt hơnvà một nhóm sinh viên không được cho bất cứ thứ gì.
Các sinh viên đã được tặng tiền sẽ phải trả lại 20 đô nếu kết quả bài thi không được cải thiện. Kết quả là, số tiền đó đã khiến các sinh viên đó làm tốt hơn những người khác.
Cuối cùng, mô hình tiêu thụ thường không đúng như những gì chúng ta nghĩ.
Ví dụ, tại sao lượng tiêu thụ tôm tại Mỹ tăng gấp ba trong khoảng thời gian từ năm 1980 đến 2005? Câu trả lời còn phụ thuộc vào người bạn hỏi. Các nhà tâm lý thường sẽ tập trung vào biến động trong nhu cầu của khách hàng khi có nhiều người quan tâm đến sức khỏe hơn hoặc các chương trình quảng cáo tôm có hiệu quả. Trong khi đó các nhà kinh tế, có lẽ sẽ xem xét thay đổi trong nguồn cung. Ví dụ, chất lượng lưới tốt hơn tăng số lượng tôm cung cấp cho thị trường và giảm giá thành sản phẩm
Nhưng sinh viên học Kinh tế vi mô hoặc bất cứ ai bắt đầu tiếp cận kinh tế có lẽ sẽ nghĩ giống như các nhà tâm lý hơn so với các nhà kinh tế. Điều này là bởi vì đa số chúng ta có nhiều kinh nghiệm ở vị trí người tiêu dùng hơn so với vị trí là những nhà sản xuất, vì vậy chúng ta tập trung vào nhu cầu khách hàng. Chỉ khi bạn là một nhà kinh tế chuẩn mực, bạn mới bắt đầu thấy kinh tế trong tất cả mọi thứ xung quanh bạn.
Lời kết
Thông điệp chính của cuốn sách này:
Kinh tế có thể được tìm thấy ở những nơi đáng chú ý nhất, nghiên cứu nền kinh tế gợi mở những động lực đằng sau những suy nghĩ, cảm xúc và hành động của chính chúng ta.
Theo Trạm Đọc