Việt Nam Phong Tục
- Chi tiết
- REVIEW ĐỘC GIẢ
- ĐÁNH GIÁ TỪ CHUYÊN GIA
- BÁO CHÍ NÓI GÌ VỀ CUỐN SÁCH
Công ty phát hành | Omega + |
Kích thước | 14x20.5 |
Loại bìa | Bìa mềm tay gấp |
Số trang | 476 |
Tác giả | Phan Kế Bính |
Việt Nam Phong Tục
NỘI DUNG CUỐN SÁCH
Với 47 mục thuộc 3 thiên, Việt Nam phong tục là một nghiên cứu công phu, tỉ mỉ những phong tục, tập quán hàng nghìn năm của người Việt, tồn tại bảo lưu trong các quan hệ gia đình, nơi làng xã và trong cộng đồng xã hội.
Ở góc độ nghiên cứu mà ngày nay gọi là xã hội học, văn hóa học, Phan Kế Bính diễn giải tỉ mỉ các phong tục tập quán đã hình thành, trở thành lễ nghi, thói quen, quy ước và điều chỉnh hành vi mỗi người dân trong gia đình, họ hàng làng xóm và đời sống cộng đồng. Ông đề cao những điều lành mạnh, tốt đẹp mang cốt cách, bản sắc tiêu biểu cần bảo lưu, giữ gìn và phê phán những quan niệm bảo thủ, hủ tục kìm hãm sự phát triển của cá nhân, xã hội trên đường đi đến văn minh, hội nhập. Ông tỏ ra là một người cấp tiến hướng tới đổi mới, canh tân. Nhiều nhận xét của ông về các tập tục vẫn còn đúng trong bối cảnh xã hội hiện nay.
THÔNG TIN TÁC GIẢ:
Phan Kế Bính (1875-1921)
Biệt hiệu là Bưu Văn (thường ký bút hiệu Liên Hồ Tử dưới các bài thi ca) là người làng Thụy Khuê (làng Bưởi) huyện Hoàn Long, nay thuộc quận Tây Hồ Hà Nội.
Ông thi Hương đỗ cử nhân Hán học năm 1906, nhưng không thích làm quan và đã bước chân vào làng báo ngay từ năm 1907. Ông hưởng ứng phong trào Duy Tân, nhưng không trực tiếp chỉ huy, mà hoạt động công khai viết sách báo.
Ông đã cộng tác cho các tờ Đăng cổ trùng báo, Lục tỉnh tân văn, Đông Dương tạp chí…
Phan Kế Bính là một nhà biên khảo và dịch thuật xuất sắc, có công phu sáng tạo và có tư tưởng tiến bộ.
Tác phẩm nổi tiếng:
– Tam Quốc diễn nghĩa (dịch, 1907).
– Nam Hải dị nhân (truyện ký, 1909)
– Việt Nam phong tục (nghiên cứu phong tục, 1915)
– Hưng Đạo Đại vương truyện (truyện ký, 1916)
– Việt Nam khai quốc chí truyện (dịch, 1917)
– Việt Hán văn khảo (nghiên cứu văn học, 1918)