Học Cách Tiêu Tiền

Tác giả: Larry Winget
Mã sản phẩm: 8935251409147
(Đánh giá 5 sao)
107.100₫ Giá cũ: 119.000₫ Rẻ hơn 11.900₫ so với thị trường
Loại sách:alpha biz
Số lượng còn lại:
Còn hàng

Hẳn bạn sẽ ngạc nhiên với tiêu đề này? Học cách tiêu tiền, bạn từng nghe lần nào chưa? 
Mọi người vẫn cho rằng tiêu tiền là một việc hết sức tự nhiên và dễ nhất trần đời. Chúng ta chi tiền cho những nhu cầu cá nhân: thực phẩm, quần áo, giải trí,… Quan trọng là bạn có tiền hay không? Bạn kiếm tiền như thế nào? Và, làm thế nào để kiếm được thật nhiều tiền? Khi đã có tiền thì việc tiêu tiền thật đơn giản!!! Nếu bạn từng suy nghĩ như vậy thì việc bạn “vung tay quá trán” cũng là điều dễ hiểu.

Tiền bạc luôn là một trong những vấn đề quan trọng của cuộc sống. Có thể, tiền không là mục tiêu hàng đầu đối với bạn, nhưng tiền lại có tác động đến hầu hết mọi khía cạnh trong cuộc sống, những ước mơ, dự định trong tương lai của bạn đều ít nhiều chịu sự chi phối của đồng tiền. Nghe có vẻ to tát quá phải không bạn? Vậy hãy nghĩ đến những việc đơn giản hơn như mua đồ ăn, quần áo, xăng xe; đi chơi, đi xem phim, đi ăn nhà hàng; theo học bậc đại học, sách vở, dụng cụ học tập… tất cả đều cần có tiền. Tiêu tiền là một hành động quá đỗi bình thường, nhưng không có nghĩa là mọi người đều đã biết cách tiêu tiền. 
Ông chỉ ra rằng chính cách chi tiêu cùng lối suy nghĩ của mọi người về vấn đề tiền bạc, chứ không phải nguyên nhân nào khác, đã khiến họ lâm vào tình cảnh “cháy túi” và nợ nần chồng chất. 
Trong cuốn sách này, Larry Winget đưa ra những phương pháp rõ ràng, cụ thể và dễ áp dụng để kiểm soát chi tiêu. Đó là những việc làm hết sức đơn giản nhưng mang lại hiệu quả bất ngờ, như bỏ truyền hình cáp, hạn chế đi ăn nhà hàng, dọn dẹp nhà cửa,… hay những việc làm mang tính dài hạn như lên kế hoạch chi tiêu hàng tháng, chuyển sang một căn hộ mới, dạy dỗ con cái về tài chính… Xen kẽ là những bài tập thực hành nho nhỏ, những câu chuyện, ví dụ đơn giản và gần gũi, giúp người đọc hiểu rõ hơn về thực trạng tài chính của bản thân và có thêm động lực để thoát khỏi tình trạng khó khăn. 


Bạn đang có một công việc kiếm sống nhưng bạn gặp khó khăn trong việc vươn lên một tầm cao mới? Bạn mong muốn tự chủ về tài chính? Bạn đang ngập trong đống nợ nần và loay hoay tìm cách thoát ra? Bạn chi nhiều hơn thu và không thể tìm ra cách để chấm dứt? Học cách tiêu tiền chính là giải pháp cho những vấn đề đó. 
Chúng tôi xuất bản cuốn sách này với mục đích giúp bạn hiểu thêm về lĩnh vực tài chính cá nhân cũng như nhanh chóng có được phương pháp quản lý chi tiêu hiệu quả. 
Alpha Books trân trọng giới thiệu!

Xem thêm Thu gọn

Nhiều người vẫn thường than vãn: Tôi không có tiền, Mới đầu tháng mà tôi hết tiền rồi, Không biết mình đã làm gì mà tiền cứ không cánh mà bay thế nhỉ? Bạn vẫn thường nói như thế nhưng bạn có biết nguyên nhân từ đâu mà có không? Cuối tháng được nhận lương, bạn tự thưởng cho bản thân một bữa thật hoành tráng, rồi đi chơi, đi shopping, thích gì mua nấy,… Bạn nghĩ rằng: “Mình đang giàu mà. Cứ ăn chơi cái đã. Việc khác để sau.” Và thế là… bùm, chẳng cần đến một tuần, vài ngày sau bạn rỗng túi, và lại xoay sở đủ kiểu để kiếm đủ khoản ăn tiêu cộng thêm những chi phí phát sinh trong tháng tới. Cứ như thế, tình hình tài chính của bạn không thể nào cải thiện được. Nếu bạn không còn một hy vọng nào để giúp bản thân khấm khá hơn trong việc chi tiêu thì cuốn sách Học cách tiêu tiền của tác giả Larry Winget chính là một khởi đầu tuyệt vời dành cho bạn.

Nếu bạn tập trung đọc hết cuốn sách này cùng tôi, tìm ra các công thức và dám làm những gì tôi yêu cầu, chắc chắn cuộc sống của bạn sẽ khấm khá hơn. Có thể bạn không trở thành một triệu phú, hay dù chỉ là “nghìn phú”, nhưng chắc chắn túi tiền của bạn sẽ rủng rỉnh hơn hiện nay. Tôi cam đoan đấy.

Phần 1: Vì sao bạn cháy túi

Rất nhiều người có chung một tâm lý: cứ thích là quất. Đó là lý do cho các khoản chi tiêu quá đà mà đến khi mọi thứ đã xong xuôi, chúng ta có hối hận thì cũng đã muộn mất rồi. Tiền bạc vẫn luôn chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong suy nghĩ của chúng ta. Tiền quyết định nơi bạn lớn lên. Nó quyết định quần áo bạn mặc tới trường. Hơn thế, nó quyết định bạn là ai và người khác đối xử với bạn như thế nào. Tiền thậm chí còn quyết định kích thước phần mộ và chất lượng chiếc quan tài mà bạn được chôn sau khi qua đời. Ai bảo tiền không có giá trị gì? Nó dường như đang định nghĩa một phần con người bạn đấy. Khi bạn không có tiền, bạn cho rằng cuộc sống này không công bằng, nó thật bất công với bạn. Nhưng cuộc sống chính là vậy mà, không có điều gì tuyệt đối cả. Và tiền chính là vấn đề của mỗi chúng ta. Tiền sẽ cho phép bạn chi tiêu khi bạn muốn và khi bạn cần, tiền giúp bạn có sự bảo đảm về tài chính. Khi “lỡ tay” tiêu quá đà, chúng ta thường tìm vô số lý do để biện minh cho cảnh cháy túi của mình, nào là hoàn cảnh khó khăn, nào là đã lỡ hứa chi tiền vào điều gì từ tháng trước, rồi thì: “Tôi không kiếm được nhiều tiền như người khác nên khó mà tiết kiệm được”, “Ai bảo giá chúng lại đắt như thế cơ chứ”,… Chẳng ai chịu nhận đó là lỗi của chính mình cả nhưng đã đến lúc bạn phải thừa nhận điều đó, bạn đang gặp phải tình trạng khánh kiệt và lỗi là do bạn.

 

 

 

Việc không có tiền là hệ quả của tất cả những vấn đề khác mà bạn đang gặp phải. Bạn đang có vấn đề về tư tưởng, vấn đề về thái độ và lòng tự trọng. Bạn sống trong sự lười biếng, không có nguyên tắc. Bạn cũng chẳng hề có mục tiêu. Bạn không chú tâm vào những ưu tiên của mình. Vấn đề lớn nhất không phải là trong ví hay trong tài khoản của bạn có bao nhiêu tiền, vấn đề lớn nhất là ở ngay chính suy nghĩ của bạn. Bạn sẽ giải quyết được vấn đề tiền bạc khi bạn giải quyết được những vấn đề khác. Chính chi tiêu khiến cho bạn bị khánh kiệt. Nguyên nhân ở đâu, khắc phục ngay tại đó. Chi tiêu vào những thứ không cần thiết đã khiến bạn lâm vào hoàn cảnh túng thiếu. Vậy hãy quản lý cách chi tiêu tài chính của mình để làm giàu. Cần nhớ rằng: Học tập không phải là một khoản chi tiêu, đó là một khoản đầu tư dài hạn. 

Phần 2: Làm thế nào để khấm khá hơn (thậm chí có thể trở nên giàu có)

Trong tháng tới, bạn cần chi tiêu những khoản gì và bạn còn nợ bao nhiêu tiền? Hãy lập một bảng thống kê danh sách những thứ mà bạn dùng đến tiền và xem xem bạn có chi tiêu nhiều hơn khoản tiền mà bạn kiếm được hay không. Nếu bạn chi tiêu ít hơn số tiền bạn kiếm được thì tốt rồi còn nếu không, hãy dành thời gian suy nghĩ lại. Bạn thực sự muốn gì? Kế hoạch của bạn là gì? Làm sao mà bạn có thể khiến cuộc sống tốt hơn khi chính bạn chẳng thể biết được những điều đó. Bạn muốn làm gì, ăn gì, đi đâu, sống như thế nào,…? Hãy viết ra tất cả những gì bạn muốn và lập kế hoạch để thực hiện nó. Bạn cũng có thể muốn trở thành người giàu có bởi vì bạn muốn giàu có – nhưng chỉ khi bạn sẵn sàng hành động mà thôi. Chỉ biết bạn muốn gì thôi chưa đủ. Nếu bạn chỉ tập trung vào những gì mình muốn, bạn sẽ phải kết thúc với nhiều mong muốn hơn nữa. Bạn cần có một kế hoạch hành động: những gì bạn có thể làm hàng ngày để đưa bản thân tiến gần đến mục tiêu của mình. Điều này rất quan trọng với bạn để biết bạn muốn gì trong tương lai, nhưng bây giờ bạn cần tập trung năng lượng vào hiện tại. Luôn luôn tự hỏi bản thân có thể làm được những gì ngay bây giờ để chắc chắn bạn có một tương lai như bạn mong muốn.

 

Để giảm bớt các khoản nợ nần, hãy chi tiêu ít đi và kiếm tiền nhiều hơn. Nghe thì dễ đấy nhưng thực hiện được nó thì hoàn toàn không dễ chút nào. Trong cuốn sách, Winget chia sẻ với bạn rất nhiều cách để giúp bạn đạt được điều đó, trong đó có một số giải pháp chính như:

- Dừng việc chi tiêu: Bạn hãy dừng việc tiêu pha vào những việc vô bổ, tập trung vào những khoản chính như tiền nhà, thực phẩm thiết yếu, hóa đơn và đừng phát sinh thêm bất cứ một khoản nợ nào.

- Hãy sử dụng một cuốn lịch theo dõi: viết vào đó ngày nào bạn cần thanh toán khoản nào và thành toán được hay chưa.

- Hãy thanh toán các hóa đơn ngay khi chúng được gửi tới thay vì cùng một lúc phải trả quá nhiều hóa đơn.

- Đừng nghĩ bạn có thể vay mượn để thoát khỏi nợ nần: giữ nguyên các khoản nợ và trả chúng ngay khi có thể.

Điều quan trọng là bạn không thể khấm khá lên cho đến khi bạn sẵn sàng từ bỏ những việc đang làm bạn cháy túi. Bất kì một việc làm nào dù chỉ là nhỏ thôi cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn. Bạn có dám từ bỏ những bữa tiệc tùng tốn kém nhưng không thực sự cần thiết với bạn bè? Bạn có dám từ bỏ những buổi đi shopping, mua những thứ đồ chỉ mặc một lần rồi vứt bỏ? Bạn có dám giảm bớt thói quen ăn vặt của mình để dành tiền vào những chi phí khác? Nếu bạn dám, bạn sẽ làm được, bạn sẽ biết mình phải làm như thế nào để từ bỏ những việc vô bổ này. Không làm điều đó thì thời gian ấy bạn làm gì nhỉ? Có nhiều thứ để làm đấy chứ. Thay vì xem phim, bạn có thể đọc sách. Thay vì đi ăn nhà hàng khi không cần thiết, bạn có thể tìm một vài cửa hàng mua đồ về tự nấu nướng. Đến thư viện, luyện tập thể thao, dành thời quan tâm tới những người xung quanh,… đâu thiếu gì việc bạn có thể làm và còn làm tốt nữa ấy chứ.

 

Ngoài việc giảm chi tiêu, bạn cũng cần phải tăng thu nhập tài chính cho mình nữa. Theo Larry, điều này có nghĩa là bạn cần làm thêm một công việc nữa. Đôi khi, một công việc giúp bạn xoay sở với cuộc sống và công việc kia sẽ giúp bạn khấm khá hơn. Mọi người đều có thể làm việc gì đó, bạn có kỹ năng cho việc đó. Ai cũng có thể làm nhiều hơn những gì mà mình đang làm. Có thể bạn chẳng hề thích công việc hiện tại chút nào nhưng bạn vẫn có thể hoàn thành nó. Trên thực tế, có rất nhiều cách kiếm tiền nhưng mọi người không sẵn sàng làm bất cứ việc gì để kiếm tiền. Kiếm tiền nhiều hơn không phải là một tấm giấy phép cho phép bạn chi tiêu nhiều hơn. Thu nhập phụ mà bạn kiếm được là để chi trả nhằm giảm bớt những khoản nợ của bạn, vì thế bạn có thể tiết kiệm và thanh toán những khoản nợ nần rồi sống một cuộc sống không căng thẳng và lo lắng về việc chi tiêu vượt quá khả năng. Một phần quan trọng không kém là hãy chi tiêu tiết kiệm, những thứ gì không cần thiết, bạn có thể bỏ qua, không cần mua nó. Tiết kiệm để phòng những trường hợp khẩn cấp.

Đừng chờ đợi khi tình huống khẩn cấp xảy ra thì mới nhận ra rằng bạn cần một khoản tiền để phòng. Hãy chuẩn bị nó ngay từ bây giờ. Hãy mở một tài khoản tiết kiệm chỉ để phòng trường hợp khẩn cấp và thêm vào đó một vài đồng đô-la mỗi khi bạn có thể. Đây không phải là một món tiền dành để nghỉ ngơi hay tiết kiệm cho vui. Món tiền này là để dành cho những trường hợp khẩn cấp xảy đến và khi bạn cần sự giúp đỡ.

Phần 3: Hãy chứng tỏ bạn có thể làm được điều đó

Trong chương cuối, Winget chia sẻ với bạn những người bạn giàu có của ông. Mỗi người một câu chuyện, mỗi người một hoàn cảnh riêng nhưng họ đều có một điểm chung là vươn lên từ hai bàn tay trắng. Đó là Joe – một trong những chuyên gia tư vấn kinh doanh và diễn giả thành công nhất nước Mỹ, Brad – người lãnh đạo một trong những văn phòng đầu tư tài chính hàng đầu của một công ty lớn ở Canada hay Randy Gage – người từng nghiện rượu và nghiện ma túy nặng đã trở thành một tỉ phú vào năm anh 35 tuổi,… Họ đã từng khánh kiệt, thất nghiệp rồi phá sản vì sự chi tiêu quá hoang phí của mình. Nhưng giờ họ đã thành công, họ giàu có – họ đã đứng lên, làm việc cật lực để có được điều đó.

 

 

Bạn có thể làm được không? Tất nhiên là bạn có thể chứ. Tiến lên phía trước bao xa là tùy thuộc ở bạn. Giàu có hay không là tùy thuộc ở bạn. Có trở thành triệu phú hay không là tùy thuộc ở bạn. Chi tiêu thế nào cho hợp lý cũng tùy thuộc vào chính bạn. Nếu bạn nghĩ mình không thể thì bạn sẽ chẳng làm được việc gì cả. Hãy đặt ra cho mình những kế hoạch và kiên trì thực hiện nó mỗi ngày, như vậy bạn mới có thể tiến gần hơn tới mục tiêu mà bạn đã đặt ra từ đầu.

 

Lời kết:

“Hãy sống lâu và giàu có” – đó là tất cả những gì Larry Winget muốn chia sẻ với bạn. Tiêu tiền rất dễ, ai cũng có thể làm được. Nhưng tiêu tiền cũng phải học. Đừng để bạn phải sống trong tình cảnh cháy túi vì “bóc ngắn cắn dài”. Mong rằng với cuốn sách này, bạn sẽ luôn là một nhà quản lý tài chính của riêng mình.

 

Nội dung đang được cập nhật...
Nội dung đang được cập nhật...